Nên áp thuế với giao dịch tiền số

Theo các chuyên gia, việc thừa nhận tiền số, tiền ảo, lập sàn giao dịch nhằm tạo điều kiện cho người dân được tự do mua bán, chuyển nhượng trong phạm vi hẹp. Tuy nhiên, mua - bán tiền kỹ thuật số phải qua ngân hàng và phải nộp thuế nếu có doanh thu, có lãi.

Bước đi cần thiết, thể hiện quan điểm đổi mới

“Việc quản lý tiền kỹ thuật số của nước ta đang quá chậm”, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhận xét. Lý giải điều này, ông Đức cho rằng một phần bởi đây là vấn đề rất mới, không chỉ riêng với Việt Nam. Vì thế, chúng ta gần như chưa có khung pháp lý rõ ràng, trong khi rất nhiều người Việt đang sở hữu, đầu tư tiền số, tiền ảo.

Nguồn: INT
Nguồn: INT

Do đó, ông Đức “rất tán thành” với quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương mới đây, liên quan đến quản lý đồng tiền số, đó là: không nên chậm trễ, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại. Tổng Bí thư cũng nhất trí với đề xuất của Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương về việc cần sớm quản lý đồng tiền này dưới dạng một loại tài sản ảo để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời giúp đóng góp giá trị cho kinh tế đất nước.

“Đây là một bước đi cần thiết, thể hiện quan điểm đổi mới, bảo đảm tự do kinh doanh, qua đó thu hút đầu tư nước ngoài. Thực chất, tiền số gần như là xu thế để đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh của người dân. Khi có khung pháp lý cho nó sẽ giúp hạn chế việc người dân phải đi mua bán ở nước ngoài, giảm rủi ro “chảy máu” ngoại tệ”, ông Đức bình luận.

Trong báo cáo đánh giá về Quản lý tiền kỹ thuật số vừa công bố, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, thống kê của Cổng thanh toán tiền số Tripple-A công bố tháng 6.2024, Việt Nam có 20,9 triệu người sở hữu tiền kỹ thuật số (chủ yếu là tiền ảo/tiền mã hóa không chính thức) trong năm 2023, đứng thứ 4 thế giới (sau Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ) về số lượng người sở hữu tiền số nhưng đứng thứ 2 về tỷ lệ người sở hữu tiền số khi chiếm 21,2% dân số, cao hơn Mỹ (ở vị trí thứ ba với 15,6%). Tại Việt Nam cũng đã hình thành hệ sinh thái đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan tới tiền kỹ thuật số, như các dự án Blockchain, ví số, nền tảng hỗ trợ huy động vốn từ token/NFT (tài sản số)…

Song, Việt Nam hầu như chưa có quy định nào đối với tài sản số nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng, trừ tiền điện tử là tiền pháp định, tạo ra lỗ hổng pháp lý, thất thu thuế, rủi ro khá lớn, nổi bật là hiện tượng lừa đảo, đầu tư đa cấp… Một hệ lụy nữa là sự phát triển mạnh mẽ của tiền ảo cũng gây ra tâm lý đầu cơ trong xã hội, khiến nhiều người lao vào đầu tư mà bỏ qua các ngành kinh tế truyền thống, giảm nguồn lực đầu tư xã hội.

Vì thế, cần sớm có nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc và có cách tiếp cận phù hợp với tiền kỹ thuật số nói chung và tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành (CBCD) nói riêng, bao gồm cả tiền CBCD do nước khác phát hành và mong muốn được giao dịch, chấp nhận tại Việt Nam là cần thiết. Bởi lẽ, xu hướng tiền CBCD sẽ ngày càng phổ biến, và một số quốc gia (như Trung Quốc…) đang có ý định đẩy mạnh quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ điện tử (E-CNY).

Cùng với đó, cần sớm xây dựng khung pháp lý cho tài sản số nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng, theo hướng có thử nghiệm, rồi đánh giá sơ kết, để quyết định nhân rộng hay thu hẹp. Trước mắt, Chính phủ cần sớm ban hành Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng, sau đó là trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư… để vừa kiến tạo phát triển, vừa kiểm soát rủi ro.

Mức thuế giao dịch tối thiểu nên bằng lĩnh vực chứng khoán

Chính phủ đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tài sản số, tiền số, tiền ảo. Ngay trong tháng 3 này, Bộ Tài chính sẽ báo cáo với Chính phủ để ban hành nghị quyết cho phép thí điểm xây dựng, đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo, được tổ chức bởi doanh nghiệp được Nhà nước cho phép, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2.2025.

Các chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nhìn nhận, việc cấp phép và giám sát chặt chẽ các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số (nhất là tiền ảo, tiền mã hóa) trong nước là cần thiết. Khi các sàn giao dịch trong nước hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nhà đầu tư sẽ có môi trường giao dịch an toàn hơn, đồng thời hạn chế dòng tiền chảy ra nước ngoài thông qua các sàn giao dịch không rõ ràng. Các sàn được cấp phép cần đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về bảo mật thông tin, kỹ thuật, nhân sự, minh bạch tài chính và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư…

Cùng với đó, cần có nghiên cứu áp dụng chính sách thuế đối với giao dịch tiền kỹ thuật số nói chung và tiền mã hóa nói riêng. Hiện, các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Singapore đã áp dụng các mô hình thuế đối với tiền mã hóa. Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm này để vừa tận dụng tiềm năng kinh tế vừa thúc đẩy sự minh bạch trong thị trường.

Đồng tình với việc cần lập sàn giao dịch tiền số, song Luật sư Trương Thanh Đức đề xuất, trước đó, cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại tiền này. Vì là thí điểm nên thực hiện trong phạm vi hẹp, áp dụng bước đầu với một nhóm nhất định tiền số, tiền ảo cũng như quy định rõ tiêu chí đối với doanh nghiệp tham gia.

Ông Đức lưu ý, việc thừa nhận tiền số, tiền ảo, lập sàn giao dịch là để tạo điều kiện cho người dân được tự do mua bán, chuyển nhượng trong phạm vi hẹp, nhưng “không thể chấp nhận nó là đồng tiền của quốc gia”. Việc mua bán buộc phải thông qua ngân hàng, và phải nộp thuế nếu có doanh thu, có lãi; mức thuế này ít nhất phải bằng mức thuế trong lĩnh vực chứng khoán.

Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tiền kỹ thuật số

Theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tiền kỹ thuật số có 2 dạng: một là tiền pháp định (nếu được Ngân hàng Trung ương của một quốc gia phát hành); hai là không phải là tiền pháp định, không chính thống (nếu do các cá nhân, tổ chức khác phát hành, như bitcoin, onecoin, ethereum…), có thể gọi là tiền ảo hoặc tiền mã hóa. Trên thế giới hiện có khoảng 17.000 tiền kỹ thuật số không chính thống như thế này với giá trị vốn hóa khoảng 3.000 tỷ USD, trong đó bitcoin chiếm khoảng 57%.

Đối với việc quản lý tiền kỹ thuật số, các quốc gia trên thế giới có cách tiếp cận khác nhau.

Với tiền mã hóa, các quốc gia và vùng lãnh thổ có mức độ chấp nhận loại tiền khác nhau, xuất phát từ quan điểm khác nhau về tiền kỹ thuật số nói chung và tiền mã hóa nói riêng. Theo bảng theo dõi của Hội đồng Atlantic (Atlantic council Cryptocurrency Reglation tracker), cập nhật đến tháng 9.2024, khảo sát về cách tiếp cận quản lý tiền kỹ thuật số (không bao gồm tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành) tại 60 quốc gia cho thấy: 33 quốc gia (chiếm 55%, chủ yếu là các nước phát triển) công nhận/cho phép giao dịch; 17 quốc gia (28%) cấm một phần (trong đó có Việt Nam); 10 quốc gia (17%) cấm hoàn toàn.

Với tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành (CBCD), hiện có 134 quốc gia và khu vực (chiếm 98% GDP toàn cầu) đã và đang khám phá CBCD, trong đó: 3 quốc gia đã phát hành (Bahamas, Jamaica and Nigeria); 44 quốc gia đang thử nghiệm (EU, Trung Quốc, Brazil, Australia…); 19 quốc gia đang phát triển; 39 quốc gia đang nghiên cứu (có Việt Nam), 21 quốc gia không thấy gì, 2 quốc gia đã hủy kế hoạch phát hành, 6 quốc gia ở dạng khác…

Kinh tế

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà
Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế ở nhiều quốc gia,… thị trường tín dụng Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay trong quý I.2025.

Bắc Giang: Điều chỉnh giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Thành Đô Bắc Giang
Kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Thành Đô Bắc Giang

Ngày 22.4.2025, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh Quyết định số 274/QĐ-UBND ngày 26.3.2024, đồng thời thực hiện giao đất đợt 2 và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng Thành Đô Bắc Giang để thực hiện dự án khu số 8, thuộc phân khu số 2, thành phố Bắc Giang.

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
Kinh tế

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

Trong khuôn khổ Triển lãm và Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã chia sẻ về việc liên danh T&T Group - Cospowers (Trung Quốc) sẽ ra mắt pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026. Đây được xem là hướng đi chiến lược của T&T Group nhằm khẳng định vị thế tiên phong trong ứng dụng giải pháp mới cho năng lượng, đồng thời đón đầu nhu cầu lắp đặt tích hợp pin lưu trữ cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới.

Mô hình Hợp tác xã điện tử được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế tập thể hiện đại
Kinh tế

Hợp tác xã điện tử: Giải pháp “chuyển đổi mềm” đưa hộ cá thể vào nền kinh tế số

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh cải cách thể chế, chuyển đổi số và phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm, mô hình Hợp tác xã điện tử được kỳ vọng sẽ là lời giải mới, khả thi và phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Cổ đông BSR hỏi về rủi ro hủy niêm yết, Chủ tịch Bùi Ngọc Dương cho biết đang đề nghị PVN "thoái vốn" để đúng Luật hiện hành
Kinh tế

Cổ đông BSR hỏi về rủi ro hủy niêm yết, Chủ tịch Bùi Ngọc Dương cho biết đang đề nghị PVN "thoái vốn" để đúng Luật hiện hành

Ngày 23.4, CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, tại phiên họp, cổ đông nêu câu hỏi về một số vấn đề như: Đề án tăng vốn điều lệ của BSR; Rủi ro huỷ niêm yết theo Luật chứng khoán về tỷ lệ cổ đông sở hữu ngoài tối thiểu 10%; hiện trạng dự án nâng cấp dự án mở rộng…

Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Phân bón Bình Điền Nguyễn Văn Thiệu trao tặng Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho các Tổ, Phòng chức năng Công ty CP Phân bón Bình Điền.
Doanh nghiệp

Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025, đó là khẳng định của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động Công ty CP Phân bón Bình Điền. Điều này cũng mình chứng cho sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.

Kiểm soát có trọng tâm, tập trung lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, lãng phí
Kinh tế

Kiểm soát có trọng tâm, tập trung lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, lãng phí

Để góp phần tăng cường thực hiện phòng, chống lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán, cũng như từ nội Ngành, Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu các đơn vị kiểm toán phải tập trung thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) trong các khâu, các hình thức kiểm soát để nâng cao khả năng phòng ngừa từ sớm đối với rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kiểm toán.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

ITN
Kinh tế

Nestlé - 30 năm chung tay nâng tầm cuộc sống của người Việt

"Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành với sự phát triển của đất nước và tự hào về những đóng góp của Nestlé trong suốt 3 thập kỷ vừa qua tại Việt Nam. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn tiếp tục đầu tư để tạo ra giá trị và tác động tích cực cho người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường”, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam nói.

Ảnh: Khánh Duy
Kinh tế

Chuyển đổi xanh phải gắn với quản trị và chính sách bao trùm, kiên định

Tại Diễn đàn “Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 22.4, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Đức Hiếu cho rằng, kinh nghiệm từ Đan Mạch là gợi ý hữu ích với Việt Nam. Theo đó, bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng phải đi đôi với quản trị sự thay đổi đó; nếu không sẽ khó thành công.

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Với chủ đề “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 23.4, tại Hà Nội, đã mở ra một không gian đối thoại quan trọng về chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.

Vietnam Airlines sẽ chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất sang khai thác tại nhà ga T3 mới. Ảnh VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines lưu ý hành khách chủ động kế hoạch đi lại dịp 30.4 - 1.5

Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30.4 – 1.5, Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới
Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang vừa ra mắt và đi vào hoạt động được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Bắc trên diện tích đất 67ha, vốn đầu tư xây dựng hơn 4.200 tỷ đồng, thiết kế với hệ sinh thái logistics toàn diện, xanh-thông minh; hứa hẹn đây sẽ là điểm đến về dịch vụ khép kín, hiện đại, tiện ích cho giao thương nội địa và quốc tế.