Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông “gồng mình” ứng phó hạn mặn

Mùa khô năm nay, tình hình hạn, mặn có diễn biến phức tạp, độ mặn cao, xâm nhập mặn sâu hơn 60km về phía thượng lưu sông Tiền khiến huyện Tân Phú Đông bị “bao vây” bốn bề là nước mặn. Nhiều hộ dân đang lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng do nguồn cung hạn chế.

Chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông “gồng mình” ứng phó với hạn mặn
Khi tích đầy, ao nước 6ha tại xã Tân Thới có độ sâu 4,6m, tuy nhiên nhiều ngày qua không có nước bổ sung nên ao này đang dần cạn kiệt

Huyện Tân Phú Đông nằm biệt lập trên cù lao giữa dòng sông Tiền, tiếp giáp biển Đông. Những năm gần đây, đời sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Mùa khô năm nay, tình hình hạn, mặn có diễn biến phức tạp, độ mặn cao, xâm nhập mặn sâu hơn 60km về phía thượng lưu sông Tiền khiến huyện Tân Phú Đông bị “bao vây” bốn bề là nước mặn.

Đây là địa phương đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long vừa phải công bố tình huống khẩn cấp về xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024.

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông “gồng mình” ứng phó với hạn mặn
Nhiều vòi nước công cộng tại huyện Tân Phú Đông nước chảy rất yếu

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Tân Phú Đông, trên địa bàn huyện có 1.300 hộ dân với khoảng 5.200 nhân khẩu bị thiếu nước sinh hoạt, tập trung ở 4 xã: Phú Đông, Phú Tân, Tân Thới và Tân Thạnh.

Trưởng Phòng NN-PTNN huyện Tân Phú Đông Nguyễn Văn Hải cho biết, tại huyện có 4 ao chứa nước sinh hoạt, bình thường các ao chứa này được dẫn nước từ sông Tiền vào để tích trữ, sau đó bơm lên hệ thống lọc trước khi cung cấp cho người dân sử dụng. Tuy nhiên, hiện 1 ao đã bị nhiễm mặn do rỉ nước từ mạch ngầm nên không thể sử dụng, trạm cấp nước tại đây phải ngừng hoạt động. 3 ao còn lại cũng đang dần cạn kiệt, chỉ có thể hoạt động cầm chừng, mỗi ngày cung cấp được khoảng 2.500m3 nước. Ngoài ra, hệ thống ống nước của Nhà máy nước Boo Đồng Tâm chỉ cung cấp được tối đa 6.000m3/ngày.

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông “gồng mình” ứng phó với hạn mặn
Trạm cấp nước Phú Đông "tê liệt" vì ao chứa nước bị nhiễm mặn

Như vậy, tất cả các nguồn cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện hiện chỉ đáp ứng khoảng 8.500m3/ngày. Trong khi tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của huyện mỗi ngày khoảng 10.300m3, dẫn đến thiếu hụt khoảng 1.800m3/ngày. 

Bà Trần Thị Liền (69 tuổi, ngụ xã Phú Tân) cho biết, nhiều ngày qua các vòi nước sinh hoạt tại nhà bà và nhiều hộ dân xung quanh đã không còn nước. Do nhà chỉ có 2 vợ chồng già nên việc lấy nước từ các vòi nước công cộng về sử dụng rất vất vả nhưng cũng không được bao nhiêu.

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông “gồng mình” ứng phó với hạn mặn
Bà Liền chắt chiu từng giọt nước vì hai vợ chồng già đi lấy nước rất vất vả

Giữa trưa nắng, anh Nguyễn Văn Hậu (ngụ xã Phú Đông) vẫn hì hụi hứng từng can nước tại vòi nước công cộng về cho gia đình sử dụng. Do nước chảy yếu nên hứng rất lâu mới đầy 3 can. Số nước này gia đình anh sử dụng vào những nhu cầu cấp thiếp nhất. 

Cần triển khai những giải pháp lâu dài

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông “gồng mình” ứng phó với hạn mặn
Xe vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cứu trợ người dân huyện Tân Phú Đông

Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông Bùi Thái Sơn cho biết, từ cuối năm 2023, huyện Tân Phú Đông đã triển khai nhiều giải pháp để phòng chống hạn, mặn cho năm 2024 như khơi thông hệ thống kênh mương; tích nước vào các ao chứa; đầu tư thêm hệ thống ống dẫn nước tới các hộ dân; tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm…

Đồng thời, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn huyện đã lắp đặt 7 vòi nước công cộng để người dân tới lấy nước miễn phí về sử dụng. Tuy nhiên, do nguồn nước đầu vào hạn chế nên việc nhiều người dân thiếu nước sinh hoạt là khó tránh khỏi.

Là một trong những người trực tiếp tham gia lắp đặt hệ thống vòi nước công cộng, chị Dương Thị Kim Ngân – cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tân Phú Đông cho biết, từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn một số vòi nước được triển khai lắp đặt ở gần các khu vực dân cư thiếu nước. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp ngày càng hạn chế nên nhiều vòi nước công cộng cũng không còn nước.

Hiện các vòi nước công cộng đều được dời ra ven đường lớn khiến nhiều người dân phải đi lấy nước xa hơn.

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông “gồng mình” ứng phó với hạn mặn
Người dân huyện Tân Phú Đông thu hoạch sả, đây là cây trồng được phát triển để ứng phó với hạn mặn

Về nước sản xuất, những năm gần đây để ứng phó với hạn mặn, huyện Tân Phú Đông đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trước đây, phần lớn diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là trồng lúa. Hiện nay, huyện có khoảng 3.000ha trồng sả, đây là cây cần ít nước tưới và khả năng chịu mặn cao; khoảng 7.000ha nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng; diện tích còn lại trồng dừa, đây cũng là cây chịu mặn tốt… Do đó, tình hình sản xuất nông nghiệp hiện chưa bị ảnh hưởng.

Theo lãnh đạo huyện Tân Phú Đông, dự kiến đến giữa tháng 5 mới bắt đầu mùa mưa. Để tình hình thiếu nước sinh hoạt không thêm trầm trọng, từ nay đến hết mùa khô, các ao chứa ngày nào cũng phải được bổ sung thêm nước. UBND huyện đã có công văn đề xuất vận chuyển nước ngọt bằng sà lan bơm vào ao xã Phú Thạnh và ao xã Tân Thới, mỗi ao 2.000m3/ngày.

Đồng thời vận động mạnh thường quân chở nước sạch bằng ô tô tới hỗ trợ người dân. Đặt các bồn chứa nước ở gần khu vực dân cư để người dân, đặc biệt là người già đỡ khó khăn trong việc lấy nước về sử dụng.

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông “gồng mình” ứng phó với hạn mặn
Huyện Tân Phú Đông đề xuất mở rộng ao nước xã Tân Thới từ 6ha lên 20ha để đảm bảo đủ nước phục vụ người dân mùa hạn mặn

Tuy nhiên, những việc làm trên cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Để không rơi vào tình huống khẩn cấp thiếu nước sinh hoạt trong những năm tiếp theo và phục vụ cho kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, lãnh đạo huyện Tân Phú Đông cho biết, huyện đang để xuất mở rộng diện tích ao chứa nước tại xã Tân Thới từ 6ha lên 20ha; đầu tư thêm một đường ống dẫn nước mới từ đất liền ra. Hệ thống đường ống dẫn nước tới các hộ dẫn cũng cần được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Chỉ có như vậy người dân trên huyện cù lao Tân Phú Đông mới có thể yên tâm sinh sống và sản xuất trong mùa khô hạn.

Đời sống

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách
Đời sống

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách xã hội được biểu hiện như một công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Nhà nước thực hiện giảm nghèo bền vững; giúp hộ nghèo, hộ chính sách tạo sinh kế, nâng cao sức sản xuất, phát triển bền vững; bảo đảm an sinh xã hội. Tại Tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu đều cho rằng, việc phát huy hiệu quả sứ mệnh và vai trò mô hình thiết chế sáng tạo, đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện thực tiễn đất nước hiện nay.

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế

Tín dụng chính sách xã hội được xem là “điểm sáng” và một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội. Song, trong bối cảnh mới đòi hỏi cách nhìn mới về vai trò của tín dụng chính sách cũng như những quan điểm, giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của tín dụng chính sách trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ
Đời sống

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho con em đồng bào miền núi.

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Đời sống

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Xác định việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em là vấn đề quan trọng cần ưu tiên thực hiện, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 4.2.2024 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ.

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Giao ban trực tuyến về công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn chủ trì Hội nghị Giao ban trực tuyến toàn ngành về công tác thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và điểm cầu trực tuyến BHXH 63 tỉnh, thành phố.

Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức PBGDPL theo hướng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm.
Xã hội

Nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xác định, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và là nền tảng quan trọng cho việc thi hành pháp luật. Vì vậy, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt là trong khoảng thời gian cao điểm từ ngày 1 - 9.11.2024.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại một số đơn vị trên địa bàn
Xã hội

Hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho lao động

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) là một trong những dự luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020 - 2023 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chỉ rõ nhiều bất cập, hạn chế khi triển khai chính sách việc làm, từ đó đề xuất sửa đổi một số quy định trong Luật Việc làm để phù hợp với thực tiễn, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Xã hội

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Góp ý vào Dự thảo Luật việc làm (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ Tám, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cử tri là cán bộ, đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đã tham gia nhiều nội dung thiết thực. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho NLĐ khi không có việc làm.

Trao tặng sách cho trường học và trại giam tại Hà Tĩnh
Xã hội

Trao tặng sách cho trường học và trại giam tại Hà Tĩnh

Đáp lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, ngày 8.11, Viện Học tập suốt đời, chương trình Tủ sách Nhân ái đã trao tặng 400 cuốn sách cho Trường THPT Hương Khê, huyện Hương Khê, 250 cuốn sách cho thư viện trại giam Xuân Hà, huyện Thạch Hà.

Các đơn vị quân đội Đắk Lắk phối hợp tìm kiếm vị trí rơi của máy bay Yak - 130
Đời sống

Các đơn vị quân đội Đắk Lắk phối hợp tìm kiếm vị trí rơi của máy bay Yak - 130

Sáng 8.11, các Đồn Biên phòng trên khu vực biên giới huyện Buôn Đôn đang tích cực phối hợp với các lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, Trường Sĩ quan Không quân, Trung đoàn Không quân 940 và các đơn vị chức năng địa phương tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak - 130 gặp nạn khi bay huấn luyện ngày 6.11.

Ảnh minh họa
Xã hội

Tọa đàm: “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”

Chiều mai, 9.11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”, nhằm thảo luận về các giải pháp tiếp tục thúc đẩy hiệu quả của tín dụng chính sách, giúp người dân nghèo thoát nghèo bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ảnh: Mỹ Hạnh
Đời sống

Bảo đảm tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em

Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
Đời sống

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.