Nhiều dấu vết quan trọng mang dấu ấn văn hóa, lịch sử và kiến trúc của một số triều đại phong kiến Việt Nam xưa như: Hàng dài các công trình kiến trúc hình lục giác với 6 cột trụ còn sót lại ở khu A và C; một vùng đất được rải kín các lớp vỏ sò đặc biệt, những cột gỗ được chôn sâu theo kiến trúc các gian nhà xưa ở khu D; chiếc giếng cổ thời Lý, lớp kiến trúc đa thời đại chồng chéo lên nhau ở khu B, đã được các chuyên gia hai nước phát hiện trong quá trình khai quật.
GS Kunikazu UENO (trường Đại học Phụ nữ Nara) đã nêu ra sự giống nhau về mặt kiến trúc thời xưa giữa Việt Nam và Nhật Bản là đều đào hố, làm móng, lấp sỏi đá để xây cột trụ rồi mới dựng công trình gỗ lên trên. GS Yumio Sakurai cũng đã khái quát lại những nghiên cứu của ông về không gian văn hóa lịch sử của trung tâm khu vực phố cổ Hà Nội với những đặc trưng về lịch sử dân cư, sinh hoạt văn hóa…/.
PV