Thừa Thiên Huế trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo “hướng đi riêng” trên nền tảng văn hóa, bảo tồn di tích di sản Cố đô được xem là mô hình mới, vì vậy trong quá trình triển khai vẫn còn những khó khăn bởi các không gian di sản xen lẫn trong đô thị là một lợi thế, tuy nhiên cũng sẽ hạn chế không gian phát triển đối với các cơ sở sản xuất.

Phát triển, hài hòa, bền vững trên cơ sở các giá trị văn hóa, di sản

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho biết: Huế luôn phải thận trọng, cân nhắc làm thế nào bảo đảm sự hài hòa để phát triển, giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; bởi lẽ, Di sản văn hóa Huế là tài sản vô giá của tiền nhân để lại, không chỉ của riêng Huế mà là của cả quốc gia. Suốt hàng thế kỷ, Huế lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới, cùng với gần 1.000 di tích lịch sử đặc thù của cả nước.

Người dân, du khách xem bắn pháo hoa tại Festival Huế Ảnh: ITN
Người dân, du khách xem bắn pháo hoa tại Festival Huế. Nguồn: ITN

Việc xây dựng đô thị hiện đại để đáp ứng yêu cầu phát triển song song với nhiệm vụ gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản đóng vai trò quan trọng, đặc biệt theo tinh thần Nghị Quyết 54-NQ/TW ngày 10.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, tỉnh giữ vững quan điểm không đánh đổi môi trường lấy kinh tế; xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư đô thị, hạn chế can thiệp vào kiến trúc, cảnh quan; Tiếp tục phát triển bền vững trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, di sản gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường. Chiến lược phát triển của tỉnh đã được đặt ra bằng các Nghị quyết, Chương trình hành động, kế hoạch với lộ trình, nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn.

Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; triển khai hiệu quả các kế hoạch của UBND tỉnh và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển đô thị như tuyến đường bộ ven biển, đường Tố Hữu nối dài đi Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, đường vành đai 3, đường Mỹ An - Thuận An, đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2, hạ tầng khu đô thị mới Thuận An. Ngoài ra, đã có nhiều dự án, công trình trọng điểm được tỉnh khởi công xây dựng như khởi công khu công nghiệp Gilimex quy mô hơn 460ha tại thị xã Hương Thủy với tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng; khởi công trung tâm thương mại Aeon Mall Huế tại khu đô thị mới An Vân Dương (phường An Đông, TP. Huế) có tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng…

Phát triển theo mô hình “chùm đô thị đa trung tâm”

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tại Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 19.10.2022, đây là cơ sở để UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành lập, trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch, phục vụ mục tiêu thành lập thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo kết quả bình chọn trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến phương án tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương,  đa số người dân đều chọn tên gọi thành phố Huế với tỷ lệ 88,3%/9481 lượt bình chọn (tính đến ngày 21.3.2023).

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, định hướng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai được xác định theo dạng mô hình "chùm đô thị đa trung tâm", vươn ra biển và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương núi Ngự, phá Tam Giang... Bên cạnh đó, việc phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị có đặc thù về di sản. Ngoài ra, cần tập trung khai thác các giá trị di sản, văn hóa để phát triển các cụm ngành kinh tế chiến lược như du lịch, công nghiệp văn hóa.

Tại Hội nghị lấy ý kiến các địa phương cấp huyện, cấp xã về Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 do UBND tỉnh tổ chức vừa qua, đại diện đơn vị tư vấn cũng đã báo cáo nội dung đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế. Theo đó, khu vực cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong phát triển đô thị, hỗn hợp sản xuất nông, lâm, thủy, hải sản, công nghiệp, dịch vụ phía Tây Bắc của Thừa Thiên Huế.

Phân vùng đô thị trung tâm là đô thị lớn, hạt nhân có vai trò động lực của Thừa Thiên Huế; trung tâm văn hóa, trung tâm du lịch cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ cấp quốc gia. Đầu mối giao thông quan trọng với đủ các loại hình giao thông vận tải; giữ vai trò liên kết tới các khu vực và liên kết quốc gia và quốc tế.

Phân vùng đô thị phía Nam, khu vực cửa ngõ phía đông nam kết nối đi Đà Nẵng - Quảng Nam. Khu vực này phát triển đô thị, hỗn hợp sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Vệ tinh về sản xuất hàng hóa công nghiệp công nghệ cao, du lịch biển, được phân công chức năng nhằm liên hoàn với đô thị trung tâm

Khu vực cửa ngõ phía Tây, phát triển đô thị sinh thái, du lịch, kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp. Hình thành ở đây các ngành khai thác phát triển dựa theo vùng nguyên liệu liên biên giới, phát triển công nghiệp gỗ, chế biến lâm sản, kinh tế sinh thái gắn với hoạt động du lịch văn hóa cộng đồng các dân tộc.

Địa phương

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024
Địa phương

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024

Những ngày cuối năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hoàn thành và đưa vào vận hành 10 công trình lưới điện 110kV tại các tỉnh phía Nam, với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình này kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, đồng thời hỗ trợ giải tỏa công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực.

Năm 2025 tiếp tục đầu tư hạ tầng, mở thêm tuyến xe buýt mới tại TP. Cần Thơ
Địa phương

Năm 2025 tiếp tục đầu tư hạ tầng, mở thêm tuyến xe buýt mới tại TP. Cần Thơ

Năm 2024, các tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ và một số tỉnh lân cận đang phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Năm 2025, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị tiếp tục nghiên cứu mở tuyến mới, đầu tư hạ tầng, nhằm phục vụ tốt nhất cho hành khách khi đi xe buýt.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Buôn Ma Thuột. Chứng kiến Buôn Ma Thuột đổi thay từng ngày, vươn lên thành đô thị hiện đại, đời sống người dân được nâng lên là niềm vui chung của cả Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân nơi đây. 

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế
Trên đường phát triển

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 85 - 90%, tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp người dân thấy được lợi ích khi tham gia BHYT, hướng đến bao phủ BHYT toàn dân.

Bài cuối: Chủ trương lớn sẵn sàng cho kỷ nguyên mới
An ninh cơ sở

Bài cuối: Chủ trương lớn sẵn sàng cho kỷ nguyên mới

Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong thời gian qua, lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình đã tăng cường sức chiến đấu, nâng cao năng lực với tiêu chí “huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, từ đó sẵn sàng cùng toàn Đảng, toàn dân bước vào kỷ nguyên mới.

Địa phương đầu tiên thí điểm áp dụng đồng bộ Tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 tại chính quyền cấp huyện
Địa phương

Địa phương đầu tiên thí điểm áp dụng đồng bộ Tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 tại chính quyền cấp huyện

Hội nghị sơ kết duy trì, mở rộng thí điểm áp dụng đồng bộ Tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 tại chính quyền địa phương thành phố Hải Phòng và trao Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng của Văn phòng Thành ủy Hải Phòng phù hợp với yêu cầu Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vừa được Sở Khoa học và Công nghệ thành phố tổ chức.

Hà Nội chú trọng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xây dựng NTM
Trên đường phát triển

Gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố Hà Nội chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Do đó, diện mạo nông thôn mới ở nhiều địa phương có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại tạo nên không gian sống thân thuộc, yên bình cho người dân. Việc quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp cũng là cách để người dân địa phương tích cực, tự giác hơn trong xây dựng nông thôn mới.

Bài 1: Đổi thay từ chủ trương bố trí cán bộ đứng đầu tại cơ sở
An ninh cơ sở

Bài 1: Đổi thay từ chủ trương bố trí cán bộ đứng đầu tại cơ sở

Chủ trương bố trí lãnh đạo không là người địa phương được nêu từ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25.01.2002 của Bộ Chính trị (khoá IX) “Về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý”, trong đó có nội dung “thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương”. Từ năm 2019 đến nay, với quyết tâm chính trị và hành động cụ thể, 100% trưởng Công an cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không là người địa phương, tạo động lực cho sự đổi mới, cải thiện tình hình an ninh, trật tự, tạo bình yên cho nhân dân.

Tỉnh Ninh Bình quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện
Trên đường phát triển

Để trẻ em nghèo được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện

Để giúp các em, nhất là những trẻ em nghèo được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp...