Để trẻ em nghèo được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện

Để giúp các em, nhất là những trẻ em nghèo được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp...

Nhiều hoạt động chăm lo cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Ninh Bình, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình đã cùng chung tay thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Trong đó, đặc biệt quan tâm, hỗ trợ trẻ em sống tại các vùng khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Theo đó, hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến công tác trẻ em theo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em như: việc bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa... Đồng thời tích cực triển khai thực hiện các chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ cấp đột xuất, chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp…

nbinh-tre-em.jpg
Tỉnh Ninh Bình quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện

Cụ thể, trong tháng hành động vì trẻ em năm nay, ngành y tế tỉnh đã tổ chức uống Vitamin A cho trẻ từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi. Trong 2 ngày (mùng 1 và 2.6), toàn tỉnh có 43.177 trẻ trong độ tuổi bổ sung Vitamin A. Tại các điểm uống, trẻ được cân, đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Cùng với đó hưởng ứng ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2024 với thông điệp “Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể”.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: triển khai chính sách bảo trợ xã hội, tặng quà, hỗ trợ xe đạp, học bổng, hỗ trợ phẫu thuật tim... giúp các em giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, được tiếp tục tới trường, tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em sống và phát triển. Hơn 4 năm qua (2021-2024), từ nguồn ngân sách địa phương, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Công ty Bảo hiểm Nhân Thọ, Công ty AIA... đã chi các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ em hơn 70 tỷ đồng; hỗ trợ phẫu thuật tim cho 24 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí hỗ trợ trên 719 triệu đồng; tặng 475 xe đạp, 200 suất học bổng (trị giá 1.000.000đ/suất) cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Với mong muốn tạo nhiều sân chơi ý nghĩa, bổ ích dành cho trẻ em, ngay từ đầu hè năm 2024, các ban, ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa trong tháng hành động vì trẻ em, các nhà thiếu nhi và trung tâm thanh thiếu nhi tỉnh đã tuyên truyền phòng chống đuối nước, mở các lớp học hè. Cùng với đó là các khóa học trải nghiệm "học kỳ trong Quân đội", kỹ năng sống ngắn ngày. Trong đó lồng ghép các hoạt động cộng đồng; tăng cường công tác vận động, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, giúp các em thanh thiếu nhi rèn luyện thể lực, nâng cao trí lực, phát triển toàn diện.

Các hoạt động trên đã tạo sân chơi ý nghĩa, bổ ích cho các em thiếu nhi, học sinh được giao lưu, rèn luyện sức khỏe, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo. Đồng thời phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc chung tay hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Tăng cường đầu tư cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

Để thực hiện hiệu quả việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới, góp phần giảm thiểu tỷ lệ nghèo đa chiều ở trẻ trên địa bàn, tỉnh Ninh Bình tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; tăng cường phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.

tang-xe-cho-cac-em.jpg
Tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Cùng với đó, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác truyền thông; đa dạng các hình thức và phương tiện truyền thông phù hợp, hiệu quả về chăm sóc sức khỏe trẻ em, các dịch bệnh lưu hành, chương trình tiêm chủng mở rộng, sơ cấp cứu đuối nước, tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, thiên tai.

Mặt khác, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, kết nối các nền tảng cơ sở dữ liệu về sức khỏe để quản lý sức khỏe trẻ em. Củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới nhân viên y tế thôn, bản để kịp thời chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em sớm ngay tại cộng đồng. Tăng cường giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, ngoài công lập trên địa bàn trong việc thực hiện các giải pháp, các can thiệp chuyên môn về chăm sóc, cấp cứu sơ sinh, chăm sóc sức khỏe trẻ em…

Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương tăng cường đầu tư cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tích hợp các nội dung giáo dục về chăm sóc sức khỏe trẻ em vào chương trình học tập tại các nhà trường. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát các cơ sở giáo dục có bếp ăn bán trú đảm bảo tốt việc xây dựng thực đơn khẩu phần bữa ăn hàng ngày khoa học, đáp ứng nhu cầu cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng cho học sinh tham gia hoạt động và học tập tại trường. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng trong trường học cho giáo viên, học sinh, phụ huynh; tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh. Tạo điều kiện để trẻ em phát huy các quyền của mình; ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ xâm hại, bạo lực; xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Trên đường phát triển

Hà Nội chú trọng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xây dựng NTM
Trên đường phát triển

Gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố Hà Nội chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Do đó, diện mạo nông thôn mới ở nhiều địa phương có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại tạo nên không gian sống thân thuộc, yên bình cho người dân. Việc quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp cũng là cách để người dân địa phương tích cực, tự giác hơn trong xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.