Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Ngày 30.12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 của 17 quận, huyện.

dbnd_br_mg-0635.jpg
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội Nguyễn Văn Chí phát biểu khai mạc

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Hà Nội xác định OCOP là chương trình có ý nghĩa rất lớn, phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời góp phần tiếp tục tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

dbnd_br_mg-0638.jpg
Toàn cảnh buổi đánh giá

Thực hiện Kế hoạch số 322/KH-UBND ngày 28.12.2023 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện chương trình OCOP thành phố Hà Nội năm 2024; Kế hoạch số 21/KH-HĐOCOP ngày 27.02.2024 của Hội đồng OCOP Thành phố về việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024; theo Kế hoạch năm 2024 Thành phố dự kiến đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, thời gian qua các chủ thể OCOP đã nỗ lực, tập trung trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP năm 2024 của các quận, huyện Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố, Tổ Tư vấn và sự tham gia nhiệt tình của các chủ thể, đơn vị tư vấn.

mg-0690.jpg
Hội đồng Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đánh giá các sản phẩm

Trình tự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được thực hiện qua các cấp. Trong đó, cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ sản phẩm; Tổ tư vấn Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực tế cơ sở, lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm (đối với những sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, thảo dược). Tổng hợp kết quả đánh giá, xây dựng báo cáo trình Hội đồng cấp tỉnh để tổ chức Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng, trình UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận, tổ chức công bố kết quả cho các sản phẩm đạt 4 sao, trình Trung ương đánh giá, phân hạng các sản phẩm tiềm năng 5 sao. Cuối cùng là cấp Trung ương sẽ tiếp nhận hồ sơ sản phẩm, Bộ NN và PTNT tổ chức đánh giá, phân hạng, ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 5 sao (là sản phẩm OCOP cấp quốc gia), tổ chức công bố kết quả.

dbnd_br_mg-0666.jpg
Chủ thể OCOP giới thiệu sản phẩm tham dự hội nghị

Đến nay 30/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã hoàn thành việc đánh giá, phân hạng. Kết quả, toàn Thành phố đánh giá cấp huyện được 613 sản phẩm, trong đó có 118 (chiếm 19,5%) sản phẩm của 17 quận, huyện đạt tiềm năng 4 sao, 5 sao.

Để hội nghị đạt kết quả cao, ông Nguyễn Văn Chí đề nghị các thành viên Hội đồng bám sát những tiêu chí đã được quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24.02.2023 của Thủ tướng Chính phủ; Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP Thành phố để đánh giá khách quan, công bằng, công khai minh bạch đối với tất cả các tiêu chí của từng sản phẩm.

mg-0617.jpg
Sản phẩm từ các quận, huyện và thị xã tham dự hội nghị

Sau khi sản phẩm được chứng nhận OCOP, đề nghị UBND các quận, huyện tiếp tục quan tâm hỗ trợ công tác phát triển, nâng cấp sản phẩm; công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm. Đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giúp các chủ thể giới thiệu, quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về việc duy trì và phát triển sản phẩm OCOP đã được chứng nhận, góp phần thúc đẩy chương trình OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

mg-0602.jpg
Nhiều sản phẩm OCOP phong phú về sản phẩm, mẫu mã và kiểu dáng

Đối với các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP tiếp tục phát huy những mặt tích cực, duy trì chất lượng sản phẩm, quan tâm đầu tư phát triển nâng cấp sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Chấp hành tốt những quy định của pháp luật về Chương trình OCOP.

Địa phương

Bình Thuận: An ninh vững chắc, giao thừa an vui
Địa phương

Bình Thuận: An ninh vững chắc, giao thừa an vui

Công an tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ các biện pháp quyết liệt, bảo đảm an ninh trật tự, mang lại niềm vui trọn vẹn cho người dân trong không khí lễ hội rộn ràng tràn ngập trên các tuyến phố trong đêm giao thừa Tết Dương lịch 2025.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững
Hoạt động chính quyền

Hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững

Với tư duy đổi mới, hành động cụ thể, vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đã giúp tỉnh Hòa Bình từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên mạnh mẽ. Để hiện thực hóa khát vọng “phát triển nhanh, bền vững” theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Hòa Bình xác định phải tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường kết nối giữa các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển.

Huyện ủy Thạch Thất công bố Quyết định thành lập Đảng bộ các xã Lam Sơn, Thạch Xá, Quang Trung
Hoạt động chính quyền

Huyện ủy Thạch Thất công bố Quyết định thành lập Đảng bộ các xã Lam Sơn, Thạch Xá, Quang Trung

Sáng 31.12, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 ngày 14.11.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023-2025; Quyết định thành lập Đảng bộ xã Lam Sơn, Quang Trung, Thạch Xá, trực thuộc Huyện ủy.

Khánh Hòa đẩy mạnh chính sách phát triển sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Khánh Hòa đẩy mạnh chính sách phát triển sản phẩm OCOP

Nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được công nhận và xếp hạng sao, tỉnh Khánh Hòa đã thúc đẩy xây dựng các sự kiện giới thiệu, kết nối và phân phối sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm OCOP của tỉnh. Đồng thời mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số và phát triển mạnh thương hiệu cho các sản phẩm tại Khánh Hòa.