Cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long

Thiếu cát “nhức nhối”, nhà thầu thi công cầm chừng

8 dự án cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần 53,69 triệu mét khối cát san lấp nhưng trữ lượng hiện tại chỉ còn 37 triệu mét khối, đáp ứng 70% nhu cầu. Không có cát đắp nền, nhà thầu phải làm cầm chừng dù đã huy động toàn bộ lực lượng vào thi công.

Thiếu cát “nhức nhối”, nhà thầu thi công cầm chừng -0
Toàn cảnh hội thảo

Nguồn cát ngày càng cạn kiệt

"Thiếu cát đắp nền ở ĐBSCL hiện nay rất nhức nhối", ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn nói trong hội thảo khoa học "Giải pháp sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình hạ tầng giao thông" do Bộ Xây dựng tổ chức sáng 27.9.

Tổng công ty Trường Sơn đang tham gia thi công 5 dự án cao tốc trên địa bàn miền Tây Nam Bộ.

"Trường Sơn cần 1,8 triệu mét khối cát, được An Giang phân bổ 1,1 triệu mét khối nhưng xảy ra vụ án khai thác cát trái phép nên giờ chúng tôi không có nguồn nào. Đồng Tháp, Vĩnh Long cũng hứa, cam kết gia hạn giấy phép khai thác cát, phân bổ cho Trường Sơn 400 nghìn mét khối và 800 nghìn mét khối nhưng giờ cũng chưa có. Chúng tôi phải làm cầm chừng trong khi đã huy động toàn bộ lực lượng vào trong đó", ông Tuấn Anh cho biết.

Ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, ở ĐBSCL đang triển khai 8 dự án cao tốc (gồm cả dự án cầu Mỹ Thuận) với chiều dài 463km.

Các dự án này có nhu cầu cát san lấp rất lớn, khoảng 53,69 triệu mét khối và chủ yếu tập trung trong năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn 37 triệu mét khối, đáp ứng 70% nhu cầu cho các dự án cao tốc, chưa kể các dự án đường bộ khác.

Lượng cát đổ về 2 nhánh sông chính của ĐBSCL là sông Tiền và sông Hậu chỉ khoảng 10% lượng khai thác, nguồn cát ngày càng cạn kiệt.

Để tháo gỡ khó khăn, vừa qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương có phương án giao mỏ cho các nhà thầu để khai thác cát phục vụ xây dựng cao tốc theo cơ chế đặc thù.

“Ban đầu chúng tôi rất mừng nhưng bước chân vào làm thấy rất phức tạp. Thủ tục cấp quyền khai thác vẫn phải qua các bước như cũ, mất 8 tháng đến một năm, trong khi thời gian triển khai dự án chỉ 36 tháng (thi công trên vùng xử lý nền đất yếu phải chờ thời gian gia tải từ 8 đến 14 tháng - PV). Ký hợp đồng xong nhà thầu phải thi công rồi, mà tiến độ khai thác mỏ như vậy thì không bảo đảm tiến độ dự án”, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết.

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả cũng xác nhận việc triển khai các dự án quanh khu vực ĐBSCL vô cùng khó khăn do nền địa chất yếu; xâm nhập mặn; các nguồn vật liệu xây dựng như đất, cát, đá bị hạn chế; đường tiếp cận, vận chuyển vật liệu vào tới dự án cũng nhiều vướng mắc.

Bên cạnh đó, do chủ đầu tư chưa triển khai các khâu để phê duyệt cấp phép mỏ vật liệu đồng bộ với phê duyệt dự án nên khởi công xong thì không thi công ngay được do nhà thầu phải chờ làm thủ tục cấp phép khai thác vật liệu.

Đối với các mỏ giao cho nhà thầu thực hiện các thủ tục cấp phép khai thác - hiện chưa có hướng dẫn cụ thể. Hơn nữa, việc giao cho nhà thầu tự thỏa thuận giải phóng mặt bằng mỏ vật liệu với người dân dẫn đến tình trạng ép giá dẫn đến đơn giá khai thác đất tại mỏ cao hơn nhiều so với đơn giá tính trong dự toán. Trường hợp người dân không đồng thuận bàn giao mặt bằng thì địa phương cũng không có cơ sở tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công.

Các mỏ thương mại đang khai thác thì trữ lượng thấp; chủ mỏ không muốn cung cấp cho dự án cao tốc vì bị kiểm soát giá, không được bán giá cao hơn thông báo giá của tỉnh.

"Hiện nay một số dự án ở ĐBSCL phải sử dụng nguồn vật liệu cát từ Campuchia, cự ly vận chuyển xa, đội chi phí giá thành lên cao", đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói.

Thiếu cát “nhức nhối”, nhà thầu thi công cầm chừng -0
Thi công cầu Mỹ Thuận 2 thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Nguồn: Tạp chí Giao thông.

Sớm tính phương án sử dụng vật liệu thay thế

Để đáp ứng tiến độ thi công, đại diện Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đề xuất các địa phương cho phép nhà thầu vừa khai thác vừa trình duyệt thủ tục cấp phép trên cơ sở bảo đảm các điều kiện an toàn, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn kiến nghị Chính phủ, UBND các tỉnh có cơ chế đặc thù, cải cách thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian cấp phép khai thác mỏ; tập trung đẩy nhanh việc cấp phép khai thác mỏ vật liệu cát, đất đắp và đá cho các nhà thầu tham gia dự án cao tốc.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ cấp phép mỏ cát cho các đơn vị đã có văn bản xin phép nâng công suất để đáp ứng nguồn vật liệu thi công, nhất là ở ĐBSCL. "Vùng ĐBSCL rất khan hiếm vật liệu đất, đá, cát nên Thủ tướng cần giao nhiệm vụ cho UBND các tỉnh phân bổ nguồn vật liệu đến các mỏ, yêu cầu chủ mỏ cam kết cấp cho dự án cao tốc về số lượng cụ thể. Trường hợp mỏ không thực hiện đúng cam kết sẽ bị thu hồi giấy phép", ông Tuấn đề xuất.

Tại hội thảo, các nhà thầu cũng cho rằng, chủ đầu tư phải phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai đồng bộ các thủ tục cấp phép, khai thác trong quá trình lập, phê duyệt dự án. Phải coi mỏ vật liệu này như một hạng mục của dự án thì mới khả thi.

Đặc biệt, cần sớm tính đến các phương án sử dụng các vật liệu khác như cát biển, tro xỉ nhiệt điện thay thế cát sông hoặc sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép thay thế một phần đường đắp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, các đoạn tuyến đường đi qua vùng đồng bằng thường gặp nền đất yếu, đòi hỏi phải có giải pháp xử lý nền, thay đất, tôn cao độ nền, dẫn đến khối lượng vật liệu đất (cát) cần sử dụng là rất lớn.

"Với giải pháp sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác trong khu vực (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…) sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu, nguồn tài nguyên cát thiên nhiên sẽ sớm cạn kiệt; đồng thời gây ra tình trạng sói mòn, sạt lở bờ sông, thu hẹp đất liền, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, tác động xấu đến môi trường, đời sống an sinh xã hội".

Hiện nay, các tổ chức, cá nhân, nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu thay thế cát sông trong công trình hạ tầng giao thông như: cát biển, tro xỉ nhiệt điện; sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép thay thế một phần đường đắp để tận dụng được khả năng cung cấp với khối lượng lớn xi măng, sắt thép trong nước.

Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp, tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sớm đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng các giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng hiệu quả. Qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn thiếu vật liệu san nền cho các dự án hạ tầng giao thông tại vùng ĐBSCL, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.

Kinh tế

Thêm “trợ lực” để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Kinh tế

Thêm “trợ lực” để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Thời gian qua, nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.

Bảy ngành sản xuất hàng xuất khẩu chính sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ CEA
Kinh tế

Bảy ngành sản xuất hàng xuất khẩu chính sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ CEA

Chia sẻ tại tọa đàm “Kế hoạch của EU về kinh tế tuần hoàn (CEAP) và hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 27.11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, CEAP sẽ có tác động đến 7 nhóm lĩnh vực chính, bao gồm: thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin và nhóm về bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày...

Vượt rào cản và tận dụng cơ hội phát triển
Thị trường

Vượt rào cản và tận dụng cơ hội phát triển

Theo các chuyên gia, để các sản phẩm công nghiệp nói chung, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có thể tiếp cận tốt hơn với những thị trường khó tính, rất cần những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và khả thi. Sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành là điều vô cùng cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp vượt rào cản và tận dụng cơ hội phát triển.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD
Thị trường

Nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tháng 10.2024, cả nước chi 2,42 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày, tăng 3,2% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD, tăng mạnh 44,2% (tương ứng tăng 6,99 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Cần lộ trình phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên
Kinh tế

Cần lộ trình phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên

Theo chương trình, chiều nay, 27.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Qua thảo luận tổ về dự án Luật này, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá để khuyến khích thay đổi hành vi người tiêu dùng. Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc lộ trình tăng thuế phù hợp để bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên, giảm thiểu những tác động tiêu cực.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Phát triển kinh tế xanh - cần hành động cụ thể, quyết liệt

Tại "Diễn đàn Kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu" do Báo điện tử VOV tổ chức ngày 26.11 tại Hà Nội, các đại biểu cho rằng, khái niệm kinh tế xanh không còn quá mới nhưng để thực hiện hiệu quả, cần những hành động cụ thể, quyết liệt và chính sách mới, đột phá.

LS Tạ Anh Tuấn
Kinh tế

Tập trung xây dựng doanh nghiệp lớn, mang tính dẫn dắt

Hiện, Bộ Công Thương đang xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Luật sư TẠ ANH TUẤN, Giám đốc Công ty Luật TNHH EMME LAW cho rằng, việc xây dựng Luật là rất cấp thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, Luật cần tạo ra chính sách để tập trung xây dựng những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lớn, mang tính dẫn dắt và cạnh tranh được với quốc tế.

Dòng chuyển cư, đầu tư vào The Beverly Solari tăng tốc khi VinWonders chuẩn bị mở cửa
Bất động sản

Dòng chuyển cư, đầu tư vào The Beverly Solari tăng tốc khi VinWonders chuẩn bị mở cửa

Phân khu phong cách Mỹ - The Beverly Solari (Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức) đang đón dòng người tấp nập về an cư cuối năm, cùng với đó là dòng tiền ồ ạt chảy về từ giới đầu tư. Không khí càng thêm sôi động khi “thiên đường vui chơi giải trí” VinWonders đã sẵn sàng khai trương.

Năm 2024 – Cổ đông Masan Consumer đón loạt tin vui, nhận “mưa” cổ tức
Doanh nghiệp

Năm 2024 – Cổ đông Masan Consumer đón loạt tin vui, nhận “mưa” cổ tức

Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức gần 220.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 22.11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã chi trả cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 268% và dự kiến sẽ IPO trong năm 2025.

Eximbank tăng vốn điều lệ lên 18.688.106.070.000 đồng
Doanh nghiệp

Eximbank tăng vốn điều lệ lên 18.688.106.070.000 đồng

Ngày 25.11.2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – Mã chứng khoán: EIB) vừa chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động theo Quyết định số 2570/QĐ-NHNN. Theo đó, vốn điều lệ hiện tại của Eximbank là 18.688.106.070.000 đồng. 

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank
Tài chính

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank

Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp mùa kiều hối, Agribank triển khai chương trình khuyến mại chuyển tiền năm châu, không lo về phí. Theo đó, Agribank miễn phí chuyển tiền cho khách hàng tại đầu gửi từ nước ngoài về Việt Nam với các giao dịch chi trả vào tài khoản qua Agribank (bao gồm cả tài khoản tại Agribank và chuyển tiếp qua ngân hàng khác).