Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Đây là ý kiến của ông Phan Đức Hiếu, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính, nêu trong Diễn đàn Doanh nghiệp 2025 với chủ đề: "Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì tổ chức ngày 17.4.

Năng lực nội tại của phần lớn doanh nghiệp còn yếu

Khảo sát toàn quốc do VCCI thực hiện cho thấy, chỉ 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh trong hai năm tới. Dù hiện cả nước có gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng phần lớn vẫn là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chiếm tới 98%. Chỉ khoảng 2% là doanh nghiệp quy mô lớn. Những điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp hiện gặp nhiều khó khăn, thách thức; hoạt động sản xuất kinh doanh chịu nhiều tác động bất lợi của bối cảnh khách quan, xung đột địa chính trị, đứt gãy các chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu đầu vào... ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, nói tại diễn đàn.

z6514266903121-8fad3b518698f5d495c05cc3514e5f19.jpg
Toàn cảnh diễn đàn

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, các doanh nghiệp nước ta vẫn thiếu sự liên kết chặt chẽ, bài bản và có tính hệ thống. Một số doanh nghiệp lớn đã có thể tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, tuy nhiên, mạng lưới liên kết chủ yếu vẫn giới hạn trong nội bộ các doanh nghiệp cùng hệ thống sở hữu. Chúng ta còn thiếu các doanh nghiệp lớn, cả ở khu vực nhà nước lẫn tư nhân, có khả năng dẫn dắt và kết nối hệ sinh thái doanh nghiệp nhỏ và vừa, để phát triển những ngành kinh tế chiến lược có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Một thực tế đáng chú ý là phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Thống kê cho thấy, chỉ khoảng 300 trên tổng số hơn 1.800 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước có tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, và chủ yếu chỉ cung ứng sản phẩm, dịch vụ đơn giản, giá trị gia tăng thấp.

Dữ liệu điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê (nay là Cục Thống kê) công bố giai đoạn 2018 - 2024 cho thấy, hơn 97% doanh nghiệp không có hoạt động liên quan đến xuất khẩu và tới 99% không thực hiện gia công hoặc sản xuất hàng hóa cho nước ngoài. Nghiên cứu của VCCI năm 2022 cũng cho thấy, 53,3% doanh nghiệp không đặt ra mục tiêu cụ thể khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu - cho thấy sự thiếu định hướng rõ ràng.

Theo bà Trần Thị Hồng Minh, năng lực nội tại của phần lớn doanh nghiệp trong nước còn yếu. Từ khả năng sản xuất, cung ứng sản phẩm - dịch vụ, năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng, cho đến khả năng giao hàng đúng thời hạn, thực hiện đơn hàng lớn hay tiếp cận các kênh phân phối đều còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài còn lỏng lẻo, khiến việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu gặp nhiều trở ngại.

Đề xuất thành lập cơ quan giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng nhận định, để bứt phá trong năm 2025, cải cách thể chế, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp là những chìa khóa then chốt. Không chỉ cần hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng hấp thụ vốn, mà điều quan trọng hơn là nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt ở khu vực kinh tế tư nhân, để tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và làm chủ công nghệ lõi.

z6514267253314-5c3edd2835781e047210d711b748adf1.jpg
Toàn cảnh diễn đàn

Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính, cho rằng, doanh nghiệp đang đối mặt với cả những khó khăn từ thể chế và phi thể chế. Thể chế là công cụ quản lý nhà nước duy nhất và cần thiết. Tuy nhiên, khi thể chế chưa tốt, nó có thể tạo ra rào cản lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Không chỉ là thủ tục hành chính, mà còn là chi phí tuân thủ, chi phí cơ hội và các chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Do đó, cải cách thể chế không chỉ dừng lại ở việc cắt giảm thủ tục, mà cần đi xa hơn - là giảm thiểu chi phí tuân thủ, ông Hiếu nhấn mạnh.

Theo ông Hiếu, có ba việc cần làm ngay để cải cách thể chế hiệu quả. Đó là, nâng cao chất lượng các quy định hiện hành; cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật; và bảo đảm tính thống nhất, chất lượng các quy định pháp luật mới được ban hành. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mà cần tạo ra những đột phá thực sự. Ông Hiếu đề xuất, thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Dẫn kinh nghiệm của Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Australia… ông Hiếu cho biết, các quốc gia này đều thành lập cơ quan giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế (ROB). Cơ quan này có quyền bác đề xuất chính sách hoặc yêu cầu sửa đổi nếu không đạt chất lượng. Theo ông Hiếu, Việt Nam nên thành lập cơ quan giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế. Cơ quan này có các chức năng chính như kiểm soát chất lượng quy trình soạn thảo; xác định các lĩnh vực trọng tâm để nâng cao chất lượng quy định; nâng cao chất lượng quy định một cách có hệ thống; đầu mối, phối hợp trong soạn thảo, ban hành; xây dựng bộ công cụ, hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo, thực tiễn mới.

TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh, chính sách phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, các bộ, ngành và địa phương cần chú trọng ban hành chính sách đặc thù để thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, trong đó bao gồm các ưu đãi về thuế, tín dụng, bảo lãnh vay vốn, và hỗ trợ mặt bằng sản xuất - kinh doanh. Các chính sách này cần được thiết kế linh hoạt, theo mức độ doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không

Vietnam Airlines và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức ký kết và trao hợp đồng hợp tác triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay (IFC) cho đội bay Airbus A350. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 7.2025, đánh dấu bước tiến mới trong hành trình chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm hành khách của Hãng hàng không Quốc gia.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Lễ động thổ Nhà máy VINACS Long Thành: Bước tiến chiến lược hướng tới chuẩn quốc tế
Doanh nghiệp

Lễ động thổ Nhà máy VINACS Long Thành: Bước tiến chiến lược hướng tới chuẩn quốc tế

Sáng ngày 17.4, Công ty Cổ phần dịch vụ Suất ăn Hàng không Việt Nam (VINACS) đã tổ chức Lễ động thổ Nhà máy chế biến suất ăn Hàng không VINACS Long Thành - dấu mốc quan trọng trong hành trình xây dựng hệ sinh thái dịch vụ suất ăn hàng không đạt chuẩn quốc tế, đồng hành cùng sân bay Long Thành - cảng hàng không hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh nhà máy Xi măng Long Sơn tại Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa
Doanh nghiệp

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao
Doanh nghiệp

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Tiếp tục hiện hóa sứ mệnh và tầm nhìn mới là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia, góp phần phát triển bền vững, đổi mới công nghệ, bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam; với vai trò dẫn dắt, tạo dựng sự hợp tác, liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.

VINACHEM và PVN ký thỏa thuận chiến lược toàn diện, hướng tới tương lai công nghệ cao
Doanh nghiệp

VINACHEM và PVN ký thỏa thuận chiến lược toàn diện, hướng tới tương lai công nghệ cao

Mới đây tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện. Đại diện ký kết Thỏa thuận Hợp tác toàn diện giữa hai bên gồm ông Lê Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam và ông Phùng Quang Hiệp – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Việt Nam tăng tốc tiến vào Kỷ nguyên Xanh với những “đầu tàu” như Vingroup
Doanh nghiệp

Việt Nam tăng tốc tiến vào Kỷ nguyên Xanh với những “đầu tàu” như Vingroup

Hơn 50.000 người tham gia Ngày hội Xanh 2025, hàng loạt hoạt động ý nghĩa tiếp tục lan tỏa trong hệ sinh thái đa ngành nghề, lĩnh vực và truyền cảm hứng cho hàng triệu khách hàng trên toàn quốc. Theo các chuyên gia, Vingroup đã thể hiện sức mạnh hiệu triệu khi thu hút cộng đồng cùng thay đổi thói quen tiêu dùng, đưa Việt Nam sớm hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt

Ngày 10.4.2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank - VBI) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe - tài chính toàn diện, hướng tới mục tiêu gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Giá xăng dầu giảm sâu, tác động đến những ngành nào?
Doanh nghiệp

Giá xăng dầu giảm sâu, tác động đến những ngành nào?

Ảnh hưởng của việc áp thuế đối ứng của Mỹ đã khiến giá dầu thô thế giới và giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong tuần qua. Theo công bố của Bộ Công thương vào lúc 15h chiều ngày 10.4.2025, giá xăng dầu tiếp tục giảm với biên độ lớn cụ thể: Xăng Ron 95-III giảm 1.690vnđ/lít, Xăng E5 giảm 1.480vnđ/lít, Dầu DO-II và DO-V giảm 1.220vnđ/lít.