Thi ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa khu vực bãi nổi giữa và ven sông Hồng

Chiều 10.5, đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng.

Với diện tích bãi nổi giữa sông Hồng khoảng 328ha và bãi ven sông Hồng (từ cầu Tứ Liên đến cầu Trần Hưng Đạo) khoảng 63,2ha thuộc địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Long Biên, khu vực này là một quỹ đất đáng kể nằm trong thiên nhiên, tương phản với không gian sống chật chội của khu vực nội thị. Đây cũng là không gian duy nhất còn lại có thể tạo dựng một không gian công cộng xanh, sinh thái và văn hóa đầy hấp dẫn cho cộng đồng và khách du lịch.

Bên cạnh việc quản lý, khai thác không gian công cộng khu vực bãi giữa sông Hồng, thành phố Hà Nội đang hướng tới phát huy lợi thế của sông Hồng, tạo thành điểm tham quan du lịch cho Nhân dân, kết nối đồng bộ và bổ sung không gian văn hóa tại 4 quận. Qua đó, tạo lập hình ảnh thành phố hiện đại và sinh thái hai bên sông Hồng, có bản sắc truyền thống, tôn trọng các khu vực bảo tồn, đặc biệt đoạn đi qua đô thị trung tâm.

Thi ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa khu vực bãi nổi giữa và ven sông Hồng -0
Lễ phát động Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng. Ảnh: TTXVN

Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội về việc lập Đề án “Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng”, Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo độc đáo, khai thác hiệu quả quỹ đất này. Qua đó, khai thác hiệu quả quỹ đất, lợi thế tiềm năng, cải thiện cảnh quan, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; đồng thời, hướng tới cụ thể hóa Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Đây cũng sẽ là cơ sở xác định các mục tiêu xây dựng Đề án “Phát triển bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng”, gồm: quy mô, ranh giới, diện tích nghiên cứu, trình tự triển khai, quản lý sử dụng đất đai, cơ chế đầu tư, các hạng mục công trình và di tích; khớp nối tiếp nhận, tham khảo, nghiên cứu xử lý hài hòa các sản phẩm nghiên cứu ý tưởng của các đơn vị đã tiếp cận nghiên cứu đối với khu vực này.

Phát biểu tại Lễ phát động, TS. KTS. Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai nghiên cứu lập Đề án “Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng”, hướng tới hiện thực hóa các mục tiêu được định hướng trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

Để từng bước xây dựng Đề án, UBND thành phố đồng thời chỉ đạo 4 quận tổ chức Cuộc thi nhằm đáp ứng được tầm quan trọng, bảo đảm được tính khả thi của Đề án; đồng thời, tiếp nhận, tham khảo, nghiên cứu xử lý hài hòa sản phẩm của các đơn vị đã nghiên cứu đối với khu vực.

TS.KTS. Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, đơn vị chủ trì tổ chức cuộc thi cho rằng, việc tổ chức cuộc thi này trên địa bàn 4 quận là cần thiết nhằm tạo dựng một công viên với không gian công cộng mở, xứng tầm với hình ảnh, cảnh quan tự nhiên khu vực bãi sông trên địa bàn Thủ đô. Thành công của sự kiện sẽ làm tiền đề cho mục tiêu nâng cao chất lượng sống của người dân, thay đổi hình ảnh Thủ đô văn minh, hiện đại, xứng tầm khu vực.

Yêu cầu của bài dự thi là khai thác hiệu quả quỹ đất, lợi thế, tiềm năng vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng, phát huy những nét đặc thù riêng của từng quận. Qua đó, góp phần thúc đẩy các hoạt động thiết kế sáng tạo trong cộng đồng, hướng tới hình thành các không gian xanh, an toàn, tiện ích, các không gian nền tảng, nhằm tạo động lực để phát triển công nghiệp văn hóa.

Ngoài ra, bài thi cần có nghiên cứu định hướng tổng thể quy hoạch kiến trúc cảnh quan một công viên thống nhất hoàn chỉnh về ý tưởng và nội dung; có tính sáng tạo nhưng cần mang tính thực tiễn, khả thi cao, làm cơ sở triển khai quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Với tổng giá trị giải thưởng lên tới 1 tỷ đồng (gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba), Cuộc thi dành cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân uy tín trong lĩnh vực tư vấn thiết kế sáng tạo, hoạt động trong nước và quốc tế.

Dự kiến, lễ trao giải và công bố kết quả cuộc thi vào tháng 10.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.