Tháo gỡ những lo lắng về nhân khẩu học

Theo ông Björn Andersson, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Báo cáo Tình trạng dân số thế giới năm 2023 đã tháo gỡ những lo lắng về nhân khẩu học. Tuy nhiên, các quốc gia cũng cần xem xét sửa đổi các chính sách, mở rộng ra ngoài lĩnh vực nhân khẩu học, trong đó trọng tâm là quyền con người và bình đẳng giới.

Mở rộng ra ngoài lĩnh vực nhân khẩu học

Ngày 19.4, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã công bố Báo cáo Tình trạng dân số thế giới năm 2023. Báo cáo được công bố trong bối cảnh dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào tháng 11.2022 - dấu mốc quan trọng của nhân loại và đánh dấu những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, khoa học và phát triển kinh tế - xã hội.

Tháo gỡ lo lắng về nhân khẩu học
Báo cáo Tình trạng dân số thế giới năm 2023 được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc công bố ngày 19.4 tại Bangkok, Thái Lan

Tuy nhiên, thế giới cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chồng chéo, từ đại dịch Covid-19 đến khủng hoảng khí hậu, suy thoái kinh tế, xung đột, thiếu lương thực, thực phẩm và dịch chuyển dân số hàng loạt. Thực tế này dẫn đến sợ hãi và lo lắng về thay đổi dân số đang tác động đến quyền của phụ nữ được lựa chọn việc có sinh con hay không và khi nào có con và có bao nhiều con.

Báo cáo Tình trạng dân số thế giới năm 2023chỉ rõ rằng những lo ngại đó, chỉ tập trung vào con số, đôi khi sẽ dẫn đến những biện pháp bắt buộc nhằm kiểm soát mức sinh. Những vi phạm các quyền cơ bản của con người như vậy để đưa ra quyết định về số con, nếu có, và khoảng cách sinh con là sai lầm và có nguy cơ bỏ qua những vấn đề thực chất trong xã hội.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực rộng với đa dạng nhân khẩu học. Một số nước đang trải qua vấn đề giảm dân số, trong khi một số nước đang tăng dân số. Và ở hầu hết các nước, tăng trưởng dân số đang chậm lại, tạo ra những xã hội với tỷ lệ người cao tuổi cao hơn.

Dù trong tình huống nào thì những dao động về tỷ suất sinh và thay đổi quy mô dân số như vậy đòi hỏi các chính sách phải được sửa đổi và mở rộng ra ngoài lĩnh vực nhân khẩu học. Tuy nhiên, tất cả chính sách như vậy phải chú trọng thúc đẩy bình đẳng giới và đẩy nhanh tiến độ trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.

Tháo gỡ lo lắng về nhân khẩu học -0
Ông Björn Andersson, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, trò chuyện với một phụ nữ mang thai ở Bắc Kạn năm 2022. Ảnh: UNFPA Việt Nam

Áp dụng hướng tiếp cận “vòng đời”

Thúc đẩy bình đẳng giới là vấn đề mấu chốt để giải quyết thay đổi về dân số và kiến tạo một xã hội có thể thích nghi và đứng vững. Trao quyền cho phụ nữ và tạo cơ hội cho họ phát triển tiềm năng để đưa ra các quyết định liên quan đến bản thân và cuộc sống của họ sẽ hỗ trợ họ, gia đình của họ và xã hội phát triển thịnh vượng.

Cần đầu tư vào mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của một phụ nữ: bảo đảm giáo dục cho trẻ em gái, bảo đảm trẻ em gái và phụ nữ được tiếp cận với các thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và các quyền cũng như bảo đảm để họ có thể tham gia một cách đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực xã hội.

Các chính phủ cũng cần thể chế hóa các chính sách gia đình thân thiện và tạo điều kiện cho mỗi người dân có thể thực hiện nguyện vọng sinh đẻ của mình. Ví dụ như các chương trình để người cha được nghỉ trông con mới sinh; các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng, chế độ làm việc linh hoạt. Bảo đảm phủ rộng chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó có cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Các chính phủ cũng nên tăng cường chế độ lương hưu và thúc đẩy tuổi già năng động, khỏe mạnh.

Áp dụng hướng tiếp cận “vòng đời”, trong đó trẻ em gái và phụ nữ được trao quyền tại mỗi thời điểm khác nhau trong cuộc đời của họ để họ có thể tự đưa ra các quyết định và lựa chọn, kể cả lựa chọn về sinh sản, sẽ cho phép các trẻ em gái và phụ nữ có thể theo đuổi những ước mơ, khát vọng trong cuộc sống của họ và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong xã hội.

Tháo gỡ lo lắng về nhân khẩu học -0
Quyền và lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái là trọng tâm trong xây dựng chính sách. Ảnh: UNFPA Việt Nam

Bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái

Theo Báo cáo Tình trạng dân số thế giới năm 2023, dân số Việt Nam năm 2022 là 99 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số từ 9 - 14 tuổi là 23%, 10 - 19 tuổi là 14%, 10 - 24 tuổi là 21%, 15 - 64 tuổi là 68%, 65 tuổi trở lên là 9%. Tuổi thọ trung bình là nam giới là 72 tuổi, nữ giới là 80 tuổi...

Vậy làm thế nào để châu Á - Thái Bình Dương thành công trong vấn đề bình đẳng giới và thực hiện các quyền về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của phụ nữ?

Trong khi chúng ta chứng kiến nhiều thành tựu thì vẫn còn có nhiều vấn đề cần nỗ lực hơn nữa. Hơn 130 triệu phụ nữ vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ và thông tin về kế hoạch hóa gia đình để có thể có kế hoạch sinh con. Trong khi hơn một nửa trong số 1,8 tỷ thanh thiếu niên trên thế giới đang sống ở châu Á - Thái Bình Dương, hầu hết chưa được tiếp cận chương trình giáo dục tình dục toàn diện để có thể có những quyết định đúng đắn về cơ thể của họ. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể chất và/hay bạo lực tình dục bởi bạn tình của họ vẫn còn cao.

Giờ đã đến lúc phải thúc đẩy tiến độ thực hiện các cam kết được đưa ra tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994. Tại đó một Chương trình Hành động đã được thông qua, nhìn nhận quyền con người và nhân phẩm của mỗi cá nhân, trong đó có sức khỏe sinh sản và các quyền, trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới.

Các chính sách phát triển, kể cả các chính sách giải quyết các vấn đề về dân số, đều phải trên cơ sở bảo đảm quyền. Chúng ta hãy cùng nhau hợp tác hướng tới đặt các quyền và lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái là trọng tâm để xây dựng các xã hội có thể đứng vững và phát triển thịnh vượng trước những dao động về khuynh hướng dân số.

Đời sống

Học viên tham gia thực hành nghề nông nghiệp (Ảnh: Minh Hà)
Đời sống

Cao Bằng: Gần 14.000 lao động được tạo việc làm

Với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, duy trì việc làm cho người lao động; kết nối cung - cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp... tạo ra dấu ấn đậm nét cho công tác giảm nghèo tại Cao Bằng. 

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách
Đời sống

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách xã hội được biểu hiện như một công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Nhà nước thực hiện giảm nghèo bền vững; giúp hộ nghèo, hộ chính sách tạo sinh kế, nâng cao sức sản xuất, phát triển bền vững; bảo đảm an sinh xã hội. Tại Tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu đều cho rằng, việc phát huy hiệu quả sứ mệnh và vai trò mô hình thiết chế sáng tạo, đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện thực tiễn đất nước hiện nay.

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế

Tín dụng chính sách xã hội được xem là “điểm sáng” và một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội. Song, trong bối cảnh mới đòi hỏi cách nhìn mới về vai trò của tín dụng chính sách cũng như những quan điểm, giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của tín dụng chính sách trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ
Đời sống

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho con em đồng bào miền núi.

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Đời sống

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Xác định việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em là vấn đề quan trọng cần ưu tiên thực hiện, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 4.2.2024 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ.

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Giao ban trực tuyến về công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn chủ trì Hội nghị Giao ban trực tuyến toàn ngành về công tác thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và điểm cầu trực tuyến BHXH 63 tỉnh, thành phố.

Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức PBGDPL theo hướng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm.
Xã hội

Nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xác định, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và là nền tảng quan trọng cho việc thi hành pháp luật. Vì vậy, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt là trong khoảng thời gian cao điểm từ ngày 1 - 9.11.2024.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại một số đơn vị trên địa bàn
Xã hội

Hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho lao động

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) là một trong những dự luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020 - 2023 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chỉ rõ nhiều bất cập, hạn chế khi triển khai chính sách việc làm, từ đó đề xuất sửa đổi một số quy định trong Luật Việc làm để phù hợp với thực tiễn, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Xã hội

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Góp ý vào Dự thảo Luật việc làm (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ Tám, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cử tri là cán bộ, đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đã tham gia nhiều nội dung thiết thực. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho NLĐ khi không có việc làm.

Trao tặng sách cho trường học và trại giam tại Hà Tĩnh
Xã hội

Trao tặng sách cho trường học và trại giam tại Hà Tĩnh

Đáp lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, ngày 8.11, Viện Học tập suốt đời, chương trình Tủ sách Nhân ái đã trao tặng 400 cuốn sách cho Trường THPT Hương Khê, huyện Hương Khê, 250 cuốn sách cho thư viện trại giam Xuân Hà, huyện Thạch Hà.

Các đơn vị quân đội Đắk Lắk phối hợp tìm kiếm vị trí rơi của máy bay Yak - 130
Đời sống

Các đơn vị quân đội Đắk Lắk phối hợp tìm kiếm vị trí rơi của máy bay Yak - 130

Sáng 8.11, các Đồn Biên phòng trên khu vực biên giới huyện Buôn Đôn đang tích cực phối hợp với các lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, Trường Sĩ quan Không quân, Trung đoàn Không quân 940 và các đơn vị chức năng địa phương tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak - 130 gặp nạn khi bay huấn luyện ngày 6.11.

Ảnh minh họa
Xã hội

Tọa đàm: “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”

Chiều mai, 9.11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”, nhằm thảo luận về các giải pháp tiếp tục thúc đẩy hiệu quả của tín dụng chính sách, giúp người dân nghèo thoát nghèo bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ảnh: Mỹ Hạnh
Đời sống

Bảo đảm tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em

Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
Đời sống

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.