Thái Nguyên thu hút đầu tư bằng việc ưu tiên quỹ đất cho doanh nghiệp

Trong 3 năm trở lại đây, chỉ số tiếp cận đất đai của Thái Nguyên liên tục tăng cao nhờ sự quy hoạch đồng bộ và thực hiện chính sách đất đai một cách minh bạch. Trong 10 chỉ số thành phần của PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) thì chỉ số về tiếp cận đất đai là chỉ số quan trọng trong việc cạnh tranh và thu hút đầu tư giữa các tỉnh. Việc nỗ lực nâng cao các chỉ số thành phần cũng thể hiện rất rõ cho quyết tâm của Thái Nguyên từng bước trở thành trung tâm thu hút vốn FDI số 1 của miền Bắc.

Cải cách hành chính về thủ tục tiếp cận

Theo Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Tuấn, nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, tháo gỡ điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, Thái Nguyên tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung tăng cường phối hợp với các Sở trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, bảo đảm đơn giản hóa, công khai, minh bạch, nhất là các lĩnh vực tài chính, thuế, kế hoạch và đầu tư; xây dựng khung giá đất của tỉnh phù hợp với giá thị trường; nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch thu hút các nhà đầu tư.

Đặc biệt, Sở Tài Nguyên và Môi trường cũng xử lý nghiêm những trường hợp gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp. Với việc công khai đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, Sở đã kịp thời tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp liên quan đến đất đai.

Thái Nguyên thu hút đầu tư bằng việc ưu tiên quỹ đất cho doanh nghiệp -0
Quỹ đất công nghiệp tại Thái Nguyên đã và đang được bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận đất đai của doanh nghiệp

Ở cấp lãnh đạo cao hơn, tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt công tác quy hoạch, hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, thực hiện công khai về quy hoạch, giá đất, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai theo hướng liên thông với Chính phủ điện tử. Thời gian tới, tỉnh sẽ đưa quy hoạch lên Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khai thác các thông tin về đất đai.

Lãnh đạo tỉnh cũng tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Qua đó, tỉnh đã kịp thời bàn giao đất cho các nhà đầu tư để triển khai dự án.

Đối với các dự án trọng điểm, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Ban chỉ đạo đã hội tụ, tập trung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai, vận dụng linh hoạt, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Tiếp tục mở rộng quỹ đất để đón sóng đầu tư

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Tiến cho biết, tỉnh xác định nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, từ tháng 8.2022, tỉnh đã ban hành quyết định 2439/QĐ- UBND về việc thành lập cụm công nghiệp Hạnh Phúc - Xuân Phương, tại huyện Phú Bình với quy mô 74,8ha.

Mục tiêu của cụm công nghiệp này là thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghệ chế tạo, linh kiện điện tử, công nghiệp hỗ trợ, may mặc và các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác phù hợp với quy hoạch của địa phương. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty CP đầu tư Lê Premium với tổng vốn đầu tư gần 793 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là 130 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp là 662,987 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ 2021 đến hết năm 2023. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.

Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành các quyết định phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên.

Cụ thể, với Quyết định 1853/QĐ-UBND, kế hoạch thu hồi đất bổ sung trong năm 2021 của thị xã Phổ Yên là 131ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp cần thu hồi là 120,5ha, đất phi nông nghiệp là 10.5ha. Tổng diện tích đất thu hồi là để triển khai 2 dự án cụm công nghiệp Tân Phú 1, Tân Phú 2 tại xã Đông Cao và xã Tân Phú, thuộc thị xã Phú Yên.

Còn theo Quyết định 1854/QĐ-UBND, tổng diện tích bổ sung kế hoạch sử dụng đất 2021 cho thành phố Sông Công là 34,53ha. Trong đó, sử dụng từ nhóm đất nông nghiệp là 30,73ha, nhóm đất phi nông nghiệp là 3,8ha để phục vụ thực hiện dự án cụm công nghiệp Lương Sơn, phường Lương Sơn, TP. Sông Công.

“Tỉnh Thái Nguyên sẽ áp dụng cơ chế chính sách và hỗ trợ đầu tư với mức ưu đãi cao nhất có thể, đồng thời thực hiện tốt các cam kết sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển chung. Mục tiêu là thành công của doanh nghiệp chính là thành công của tỉnh; lợi ích của doanh nghiệp là mục tiêu giúp tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vững”, ông Tiến khẳng định.

Với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Thái Nguyên đã được nhiều nhà đầu tư đánh giá, môi trường đầu tư của tỉnh chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay. Những nút thắt về thủ tục tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng... được chính quyền tỉnh dần tháo gỡ; Thái Nguyên cũng sẵn sàng hợp tác với tất cả các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào tỉnh...

Thu hút đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Điểm đến an toàn, tin cậy, hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước
Trên đường phát triển

Điểm đến an toàn, tin cậy, hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước

Những năm gần đây, để thực hiện mục tiêu xây dựng thành trung tâm công nghiệp hàng đầu miền Bắc, Thái Nguyên đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư... Qua đó, giúp doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) phát triển, tạo nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thái Nguyên: "Xanh" hóa các khu công nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: "Xanh" hóa các khu công nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển các khu, cụm công nghiệp phù hợp với địa hình và tiềm năng phát triển của địa phương, Thái Nguyên luôn nỗ lực để hình thành hệ thống các khu công nghiệp với công nghệ sản xuất hiện đại, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. Đây cũng là một trong những tiêu chí để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong những năm tới.

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên mang tầm quốc tế
Trên đường phát triển

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên mang tầm quốc tế

Mới đây, Đồ án Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 giành giải Bạc, giải thưởng "SIP Planning Awards 2023" đã cho thấy chất lượng, tư duy, tầm nhìn và giá trị thực tiễn cao của đồ án này cũng như thể hiện sự khát vọng phát triển của địa phương.

Huy động nguồn lực đầu tư vào công nghiệp
Địa phương

Huy động nguồn lực đầu tư vào công nghiệp

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều lợi thế thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Nhằm khai thác triệt để những tiềm năng, lợi thế, những năm qua, thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Địa phương

Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển công nghiệp và đô thị hóa đồng thời cũng tạo nên áp lực lớn về môi trường, đây là bài toán khó đối với doanh nghiệp và các cấp quản lý; nên ngay từ khi phê duyệt, lựa chọn các dự án đầu tư, tỉnh Thái Nguyên luôn có yêu cầu cao về đánh giá tác động môi trường.

Thái Nguyên: Phát triển cụm công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư
Địa phương

Thái Nguyên: Phát triển cụm công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư

Hiện nay, Thái Nguyên đã quy hoạch 41 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích 2.067ha. Việc đầu tư đưa các cụm CCN mới vào hoạt động sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, tăng thu cho ngân sách nhà nước...

Bến đậu của các “đại bàng”
Trên đường phát triển

Bến đậu của các “đại bàng”

Được ví như “bản lề” nơi cửa ngõ của vùng Trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên luôn là “đất lành” để các “đại bàng” lựa chọn “xây tổ”. Sự hiện diện của Tập đoàn Samsung và nhiều công ty đa quốc gia đã khẳng định thương hiệu của Phổ Yên về thu hút đầu tư. Điều này góp phần không nhỏ để Phổ Yên kiến tạo nên một đô thị sôi động hiện đại; một cực kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh Thái Nguyên, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và các địa phương khác trong khu vực.

Sát cánh cùng doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Sát cánh cùng doanh nghiệp

Từ một huyện thuần nông, Phổ Yên đã dần hình thành là cực kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và các địa phương khác trong khu vực. Đó là cả một quá trình nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, chính quyền và Nhân dân và đóng góp rất lớn của cộng đồng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Bước sang trang sử mới, tin rằng, cộng đồng doanh nghiệp vẫn tiếp tục phát huy vai trò để xây dựng Phổ Yên phát triển mạnh mẽ, trở thành đô thị xanh, thông minh, năng động, hiện đại.

Thái Nguyên: Phát triển hệ thống giao thông là đòn bẩy để thu hút đầu tư
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Phát triển hệ thống giao thông là đòn bẩy để thu hút đầu tư

Những năm qua, hạ tầng giao thông Thái Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ ở cả 2 lĩnh vực trong tỉnh và liên kết vùng, giúp kết nối tỉnh với nhiều vùng kinh tế năng động của đất nước. Với sứ mệnh giao thông “đi trước mở đường”, để phát triển kinh tế - xã hội, ngành giao thông tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát triển đúng hướng, tạo nền tảng làm “khâu đột phá” đẩy mạnh thu hút đầu tư.