Thành phố Thái Nguyên

Huy động nguồn lực đầu tư vào công nghiệp

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều lợi thế thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Nhằm khai thác triệt để những tiềm năng, lợi thế, những năm qua, thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trên 2.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ đang hoạt động

Theo UBND TP. Thái Nguyên, thành phố có vị trí địa lý rất thuận lợi như nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng, có Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, Quốc lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang… Đây là những yếu tố thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. 

Cụm công nghiệp Sơn Cẩm có quy mô hơn 70ha, đang được triển khai xây dựng. Nguồn: ITN
Cụm công nghiệp Sơn Cẩm có quy mô hơn 70ha, đang được triển khai xây dựng. Nguồn: ITN

Xác định phát triển công nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, thời gian qua, TP. Thái Nguyên đã có những giải pháp, định hướng cụ thể trong lĩnh vực này. Trong đó, chú trọng công tác quy hoạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực. Trên địa bàn thành phố hiện đã có trên 2.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực như chế biến khoáng sản; xử lý chất thải công nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử; sản xuất sản phẩm thời trang may mặc…

Đơn cử như Công ty TNHH Glonics Việt Nam - doanh nghiệp lớn phát triển có quy mô, 100% vốn FDI từ Hàn Quốc, với sản phẩm chính là linh kiện điện thoại, bản mạch, các thiết bị về âm thanh cho điện thoại thông minh, loa tivi và loa ô tô. Hiện nay, doanh nghiệp đang giải quyết việc làm cho gần 3.200 lao động.

Hay một doanh nghiệp tiêu biểu khác là Công ty TNHH Thang máy - Cơ khí Tân Lập chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống thang máy. Hiện nay, doanh nghiệp đang giải quyết việc làm cho hơn 60 lao động, với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước hơn 300 triệu đồng/năm.

Thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

Bên cạnh sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp, TP. Thái Nguyên cũng chú trọng quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp (CCN). Hiện nay, thành phố đã có 4 CCN được quy hoạch, gồm: Sơn Cẩm 1, Sơn Cẩm 2, Sơn Cẩm 3 và Cao Ngạn, với tổng diện tích 210ha. Trong đó, CCN Sơn Cẩm 1 (quy mô trên 70ha) đã thu hút được nhà đầu tư, với số vốn trên 1.300 tỷ đồng.

Theo UBND TP. Thái Nguyên, để ngành công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và đạt kết quả cao, thời gian tới, thành phố Thái Nguyên sẽ đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tập trung tổ chức quản lý có hiệu quả và hướng dẫn thực hiện đúng các quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh; thường xuyên rà soát, xây dựng mới các chính sách ưu đãi nhằm thu hút, khuyến khích và hướng dẫn các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung huy động các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng CCN; duy trì quỹ đất sạch tại các CCN có lợi thế phục vụ cho thu hút đầu tư.

Ông Nguyễn Mạnh Linh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần TNG LAND - đại diện chủ đầu tư CCN Sơn Cẩm 1 cho biết, điểm nhấn của Sơn Cẩm 1 là xây dựng theo mô hình CCN sinh thái, thân thiện với môi trường, ưu tiên thu hút các ngành trong chuỗi cung ứng dệt may, công nghiệp hỗ trợ, chế biến khoáng sản… Hiện nay, CCN Sơn Cẩm 1 đã thu hút được 5 nhà đầu tư thứ cấp, giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Mục tiêu của CCN Sơn Cẩm 1 là xây dựng theo mô hình công nghiệp phức hợp công nghiệp xanh - thương mại - dịch vụ. Quỹ đất được phân bổ theo nhiều nhu cầu khác nhau, đó là xây dựng hạ tầng và dịch vụ; cho thuê mặt bằng có hạ tầng; xây dựng cho thuê nhà xưởng. Hiện nay, TP. Thái Nguyên đã giải phóng mặt bằng và bàn giao khoảng 80% quỹ đất, công ty đang triển khai các hạng mục theo kế hoạch đề ra...

Trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP. Thái Nguyên quy hoạch mới 3 CCN phía Nam, với tổng diện tích 217ha. Cụ thể là CCN Tích Lương (72ha), CCN Đức Hòa (70ha) và CCN Hòa Bắc (75ha). Đến nay, 3 CCN này đã có các nhà đầu tư quan tâm đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, gồm: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tân Đức; Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG; Công ty CP Đầu tư và Phát triển Quyết Thắng Group. Từ đó, góp phần nâng số CCN trên địa bàn thành phố lên con số 7, với tổng diện tích trên 420ha. 

Có thể khẳng định, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, cùng với những nỗ lực của địa phương, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn thành những năm qua luôn đạt mức tăng trưởng khá, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 15,4%/năm. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2023, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố dự ước vẫn đạt hơn 27.200 tỷ đồng (tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước). Công nghiệp phát triển góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân 7 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.