Thái Nguyên: "Xanh" hóa các khu công nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển các khu, cụm công nghiệp phù hợp với địa hình và tiềm năng phát triển của địa phương, Thái Nguyên luôn nỗ lực để hình thành hệ thống các khu công nghiệp với công nghệ sản xuất hiện đại, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. Đây cũng là một trong những tiêu chí để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong những năm tới.

Xu thế tất yếu

Thống kê gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cả nước ta hiện có khoảng hơn 400 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, đóng góp hiệu quả trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh đã và đang đặt ra nhiều thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương phải có các giải pháp kịp thời, phù hợp.

Vì lẽ đó, việc tích cực chuyển đổi mô hình phát triển các KCN theo hướng “xanh”, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững là phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, cam kết của Việt Nam trong mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26. Việc xây dựng các KCN “xanh” được coi là giải pháp không chỉ khắc phục được những hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm lãng phí tài nguyên, mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Thái Nguyên
Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cột A tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Theo các chuyên gia,  công nghiệp “xanh” đang là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Đặc biệt, khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, xu hướng phát triển công nghiệp “xanh”  được chú trọng và dần rõ nét hơn. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội và mang nhiều lợi thế cạnh tranh so với các nền công nghiệp khác.

Theo Ban quản lý các KCN Thái Nguyên, việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 cần phù hợp với quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn và các quy hoạch khác liên quan.

Ông Lê Kim Phúc, Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên cho rằng, phát triển KCN là mô hình và giải pháp quan trọng để tiếp tục thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH và công nghiệp trên địa bàn; đảm bảo sức hấp dẫn, cạnh tranh quốc tế trong thu hút và hợp tác đầu tư. Đồng thời, mô hình này sẽ phát huy sự năng động, hiệu quả của nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cấp, các ngành trong phát triển khu, cụm công nghiệp; phối hợp hiệu quả và hài hoà lợi ích đầu tư giữa nhà nước - địa phương - doanh nghiệp.

Cần chiến lược cụ thể

Ông Lê Kim Phúc chia sẻ, để phát triển công nghiệp hiện đại, bền vững, tỉnh Thái Nguyên chủ trương cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn lực, nhà đầu tư. Trong Quyết định số 222/QĐ-TTg, ngày 14.3.2023, của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, thể hiện rất rõ chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh.

Trong đó, Thái Nguyên chú trọng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp quy mô lớn để thu hút đầu tư phát triển. Tỉnh cũng ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; sản xuất hàng xuất khẩu; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng thời, ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp có vốn đầu tư lớn, nhưng nhu cầu về diện tích đất công nghiệp thấp và sử dụng không nhiều lao động để tiết kiệm nguồn lực trong phát triển công nghiệp. Tỉnh luôn tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động áp dụng các công nghệ, giải pháp sử dụng hiệu quả và sản xuất sạch hơn theo hướng chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái, đưa ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phát triển ổn định và bền vững.

Thái Nguyên
Nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của Samsung được đặt tại tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: ITN

Điển hình cho KCN xanh có thể kể tới KCN Yên Bình, công ty cổ phần Đầu tư phát triển Yên Bình (đơn vị chủ đầu tư) đã đầu tư gần 4.500 tỷ đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng, thì trong đó có tới 1.175 tỷ đồng để xây dựng nhà máy nước sạch công suất 150.000m³/ngày đêm và khu xử lý nước thải công suất 60.000m3/ngày đêm.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó TGĐ công ty CP Đầu tư phát triển Yên Bình cho biết, để xử lý tốt nguồn nước thải trong KCN, công ty đã tập trung xây dựng và hoàn thiện khu xử lý nước thải tập trung và lắp đặt hệ thống quan trắc tự động công nghệ Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng trên diện tích gần 7ha, công suất 60.000m³ nước thải/ngày đêm. Nước thải sau khi được xử lý có các thông số đạt QCVN 40:2011/BTNMT và được truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên 24/24 giờ.

Theo ông Kiên, ưu điểm lớn nhất của khu xử lý nước thải tập trung tại KCN Yên Bình là xử lý nước thải từ nuôi cấy vi sinh và giá thể bằng hạt gel theo công nghệ Nhật Bản, đảm bảo công xuất xử lý lên đến 80.000m³ nước thải/ngày đêm. Trong đó, xử lý từ 25-29.000m³ nước thải cho 2 doanh nghiệp là lớn là công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên và công ty Samsung Electro-Mechanics Việt Nam.

Sắp tới,  KCN - đô thị - dịch vụ Phú Bình sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại và thân thiện với môi trường, chủ yếu là các ngành công nghiệp tự động hóa, lắp ráp, điện tử, viễn thông, các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, phát triển bền vững, công nghiệp hỗ trợ.

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…