Thái Nguyên

Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển công nghiệp và đô thị hóa đồng thời cũng tạo nên áp lực lớn về môi trường, đây là bài toán khó đối với doanh nghiệp và các cấp quản lý; nên ngay từ khi phê duyệt, lựa chọn các dự án đầu tư, tỉnh Thái Nguyên luôn có yêu cầu cao về đánh giá tác động môi trường.

Tạo đột phá, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp 

Trong những năm qua, Thái Nguyên có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn nên đã thu hút được nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp (KCN), với diện tích 2.395ha; hiện có 6/7 KCN đã đi vào hoạt động. 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dự lễ kỷ niệm thành lập Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam Thái Nguyên
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dự lễ kỷ niệm thành lập Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam Thái Nguyên

Các khu công nghiệp của tỉnh được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kết nối giao thông thuận tiện, đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ đó, trong 10 năm qua, tốc độ công nghiệp hóa của Thái Nguyên luôn nằm trong top đầu cả nước; năm 2021, thu ngân sách tỉnh đạt 18.000 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế năm GRDP đạt 6,51%. 

Theo đó, tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, khu, cụm công nghiệp phía Nam (huyện Phú Bình, thành phố Phổ Yên, thành phố Sông Công) để thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp. Tỉnh ưu tiên lựa chọn các dự án có quy mô đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, các nhà đầu tư có tiềm lực và chiến lược đầu tư dài hạn; gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, kế hoạch xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương. 

Ngoài ra, tỉnh tập trung phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tất cả các ngành, các lĩnh vực; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh; xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giữa người dân với doanh nghiệp, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế để tạo ra những chuỗi giá trị.

Nhiều công ty lớn đã và đang kinh doanh hiệu quả tại Thái Nguyên cũng luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường, quan tâm đến sức khỏe người lao động để phát triển bền vững như: Tập đoàn Samsung Electronic Thái Nguyên - Việt Nam, Công ty Cổ phần Mansan High - Tech Materials, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG. Đây là những doanh nghiệp có vốn đầu tư hàng tỷ USD và sử dụng nhiều lao động, đóng góp lớn vào thu ngân sách của tỉnh. TNG đang hướng đến và cam kết sự phát triển xanh vì môi trường. Các dự án mà Công ty đầu tư xây dựng ngày càng đổi mới để tiệm cận các tiêu chuẩn phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và Việt Nam. 

Chọn phát triển bền vững, TNG theo đuổi phương châm “Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường” nghiên cứu và từng bước áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững đã được công nhận. Hiện thực hóa sứ mệnh đó, từ năm 2019, Dự án Nhà máy xanh theo tiêu chuẩn Leed, Lotus của TNG đã được triển khai trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, ông Ashley Mcaleese Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials cho biết: Masan High-Tech Materials xác định bảo vệ môi trường là trách nhiệm của doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững và trách nhiệm cộng đồng.

Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế

Một số dự án có quy mô lớn nhưng nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, hoặc công nghệ không tiên tiến đều không được tỉnh lựa chọn, điển hình như Dự án sản xuất vải áo sơ mi cao cấp Việt Nam tại khu công nghiệp Sông Công II có số vốn đầu tư 450 triệu USD đã không được chấp thuận đầu tư tại Thái Nguyên.

Theo Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên Phạm Mạnh Hùng, cho biết, hiện nhà máy hoạt động trong các KCN trên địa bàn tỉnh phát sinh hơn 470 tấn chất thải rắn và khoảng 31.000m3 nước thải/ngày. Để bảo vệ môi trường tại các KCN, Ban Quản lý các KCN tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các công trình bảo vệ môi trường. 

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động xả thải, xử lý chất thải của các nhà máy. Đối với lượng chất thải công nghiệp, gồm: chất thải thông thường và chất thải nguy hại đều được các nhà máy ký hợp đồng với doanh nghiệp đủ điều kiện để xử lý theo quy định.

Đối với các KCN mới được đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, các nhà máy đều lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải chung. Sau đó, toàn bộ nước thải sẽ được thu gom về Khu xử lý nước thải tập trung của KCN. Tại đây, nước thải tiếp tục được xử lý đạt quy chuẩn loại A QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) trước khi xả ra môi trường.

Đối với một số KCN từ hàng chục năm trước chưa đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải, hiện Ban Quản lý các KCN tỉnh đang đôn đốc chủ đầu tư từng bước hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường bảo đảm theo quy định. Đối với KCN Điềm Thụy A và KCN Sông Công II (do Ban Quản lý các KCN tỉnh làm chủ đầu tư), Ban đã chỉ đạo các đơn vị quản lý hạ tầng nghiên cứu bố trí nhân lực bảo đảm thành lập tổ, chốt kiểm soát hoạt động ra - vào của phương tiện vận chuyển chất thải của các đơn vị dịch vụ xử lý chất thải; các phương tiện vận chuyển chất thải phải được đăng ký ra vào KCN theo yêu cầu của chủ đầu tư. Từ đó, bảo đảm công tác chuyển giao, xử lý chất thải sẽ được quản lý, giám sát chặt hơn.

Tại các KCN, chủ đầu tư hạ tầng đều thực hiện đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường định kỳ theo yêu cầu trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, tần suất thực hiện 4 lần/năm. 

Trong đó, quan trắc, giám sát đầy đủ các chỉ tiêu về chất lượng nước thải, khí thải. Kết quả quan trắc, các chỉ tiêu môi trường của các KCN tại Thái Nguyên đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về bảo vệ môi trường. 

Thái Nguyên đang sở hữu đầy đủ các yếu tố cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, ngay cả những nhà đầu tư khó tính nhất. Do đó, với định hướng và giải pháp liên quan đến phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư được nêu trong Quy hoạch sẽ góp phần củng cố năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của tỉnh, từ đó kiến tạo thêm cơ hội để tỉnh thu hút “đại bàng” đến làm tổ. 

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng từng nhấn mạnh trước các nhà đầu tư rằng, Thái Nguyên là “mảnh đất hứa” trong đầu tư với những chính sách ưu đãi đặc thù. Tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo, đào tạo lại cho người lao động. Đây là cơ chế riêng của Thái Nguyên. Các nhà lãnh đạo của tỉnh đều trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm... Sự nhiệt huyết, quyết liệt và thống nhất trong chỉ đạo, điều hành đã tạo nên một chính quyền kiến tạo, đưa ra nhiều quyết định bứt phá.

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…