TCBS: Lợi nhuận giảm, dễ hao hụt nguồn thu khi siết chặt thị trường trái phiếu

Quý 1.2022, TCBS tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu cho một số công ty như: Công ty Cổ phần xây dựng Minh Trường Phú (2.950 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm); Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Eagle Side (giá trị phát hành 3.930 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm); Công ty Cổ phần Air Link (giá trị phát hành 3.810 tỷ đồng, kỳ hạn 18 tháng) Công ty Cổ phần xây dựng Kiến Hưng Thịnh (Giá trị phát hành 3.610 tỷ đồng, kỳ hạn 18 tháng); Công ty Cổ phần Worldwide Capital (giá trị phát hành 3.410 tỷ đồng. kỳ hạn 18 tháng)…

Giảm lãi trong quý 2

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) được thành lập từ năm 2008, là công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank. Hoạt động chính của TBCS gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

TCBS đã có báo cáo tài chính quý 2.2022. Theo đó, tổng doanh thu hoạt động trong quý 2 của TCBS là 1.349,6 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

TCBS: Lợi nhuận giảm, dễ hao hụt nguồn thu khi siết chặt thị trường trái phiếu -0
TCBS là công ty con của Techcombank. (Ảnh: Techcombank).

Chi tiết theo từng mảng hoạt động, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) trong quý II đạt 326,3 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Doanh thu từ cho vay và phải thu hạch toán 402,7 tỷ đồng, tăng 118% so quý 2.2021.

Mặc dù sụt giảm về thanh khoản trên thị trường cổ phiếu và hoạt động trái phiếu của thị trường chững lại, doanh thu mảng môi giới chứng khoán tăng 8,7% lên 219,5 tỷ đồng. Thu từ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán của TCBS đạt 334,5 tỷ đồng trong quý thứ hai của năm, giảm 14,7%.

Trong quý 2, chi phí hoạt động của TCBS tăng gần 62% lên 221,2 tỷ đồng. Kết quả, Chứng khoán Kỹ Thương báo lãi trước thuế 831,1 tỷ đồng, giảm 16,9% so cùng kỳ.

Lũy kế nửa đầu năm nay, TCBS ghi nhận doanh thu hoạt động 3.042,9 tỷ đồng, tăng 31,9% so 6 tháng đầu năm ngoái, lợi nhuận trước thuế cũng tăng 8,9% lên 2.007,6 tỷ đồng.

Nguy cơ hao hụt nguồn thu

Theo dữ liệu tài chính, có thể thấy hoạt động kinh doanh của TCBS tăng trưởng nhờ vào sự sôi động trên thị trường trái phiếu. Đặc biệt. trong giai đoạn 2016-đến đầu năm 2022, TCBS luôn là cái tên hàng đầu trong thị phần giao dịch trái phiếu trên HoSE.

Trong quý 1.2022, Tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp khoảng 50.000 tỷ đồng. Trong số này, thị phần tư vấn phát hành trái phiếu của TCBS chiếm tới 45%.

TCBS: Lợi nhuận giảm, dễ hao hụt nguồn thu khi siết chặt thị trường trái phiếu
Thị phần tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 1.2022. (Nguồn: TCBS tổng hợp)

Trong danh sách các TPDN phát hành trong quý 1.2022 do TCBS tư vấn phát hành, có thể thấy tập trung lượng lớn giá trị ở trái phiếu thường phát hành trong kỳ.

TCBS tổ chức tư vấn cho một số công ty như: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Eagle Side (giá trị phát hành 3.930 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm); Công ty Cổ phần Air Link (giá trị phát hành 3.810 tỷ đồng, kỳ hạn 18 tháng) Công ty Cổ phần xây dựng Kiến Hưng Thịnh (Giá trị phát hành 3.610 tỷ đồng, kỳ hạn 18 tháng); Công ty Cổ phần Worldwide Capital (giá trị phát hành 3.410 tỷ đồng. kỳ hạn 18 tháng); Công ty Cổ phần xây dựng Minh Trường Phú (2.950 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm)..

TCBS: Lợi nhuận giảm, dễ hao hụt nguồn thu khi siết chặt thị trường trái phiếu
Danh sách các Công ty được TCBS tổ chức tư vấn về phát hành trái phiếu. (Nguồn: TCBS)

Đáng chú ý, theo tìm hiểu, một trong số công ty nêu trên có tuổi đời khá “non trẻ” và chưa thực sự nổi bật để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Điển hình như Minh Trường Phú được thành lập vào tháng 5.2020 với vốn điều lệ ban đầu ở mức 460 tỷ đồng;  Kiến Hưng Thịnh được thành lập vào tháng 6.2020, với quy mô vốn điều lệ ban đầu là 330 tỉ đồng; Eagle Side được thành lập vào tháng 6.2017 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng; Air Link và Worldwide Capital đều thành lập vào năm 2015 với vốn điều lệ đều hơn 300 tỷ đồng.

Trước đó, cả năm 2021, có 382 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, với tổng giá trị đạt gần 714.000 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2020. Trong đó, riêng TCBS đã tư vấn phát hành hơn 92.800 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 13% thị phần.

Sau cả một thời gian dài chiếm lĩnh thị phần, TCBS đang đối diện những khó khăn nhất định sau khi cơ quan quản lý siết chặt các hoạt động phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. 

Mới đây, nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán trái phiếu riêng lẻ ban hành vào ngày 16.9.2022 được dự báo sẽ có tác động mạnh đến thị trường trái phiếu.

Nghị định mới đề cập nhiều về trách nhiệm chi tiết về các bên liên quan trong quá trình tư vấn và phát hành trái phiếu. Qua đó đòi hỏi cả đơn vị phát hành và đơn vị tư vấn đảm bảo tính trung thực, minh bạch và an toàn trong việc phát hành trái phiếu.

Đối với công ty chứng khoán, các nguồn thu từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu có nguy cơ bị thu hẹp về nguồn thu tại mảng này do sự thắt chặt trong chính sách quản lý. Trong tình hình chung đó, với vị trí là một “ông lớn” trong tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, TCBS sẽ chịu những tác động nhất định.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.