Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần có lộ trình phù hợp

Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính đề xuất hướng đến việc hạn chế sản xuất và điều tiết tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” vừa diễn ra tại Hà Nội, các ý kiến cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế thuốc lá phù hợp để tránh hệ lụy về kinh tế - xã hội, và ảnh hưởng đến mục tiêu giảm tiêu dùng thuốc lá của Chính phủ.

Lo ngại gia tăng thuốc lá nhập lậu

Dự thảo Luật đưa ra 2 phương án về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó,  phương án 1 sẽ tăng 2.000 đồng/bao từ năm 2026 và đạt mức tăng 10.000 đồng vào năm 2030. Phương án 2 áp dụng mức tăng 5.000 đồng/bao ngay từ năm 2026 và tăng tịnh tiến 1.000 đồng/bao trong 5 năm kế tiếp để đạt mức 10.000 đồng/bao năm 2030.

Việc tăng thuế đối với thuốc lá nhận được quan tâm của nhiều chuyên gia. Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam, thị phần thuốc lá lậu trên toàn thế giới hiện là 11,6%. Tổng mức tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới có xu hướng giảm, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của thị trường bất hợp pháp vẫn ổn định theo thời gian.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần có lộ trình phù hợp -0
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam chia sẻ thông tin tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá”

Cũng theo bà Vân, mô hình phân tích của PwC cho thấy, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá tăng quá nhanh tại Việt Nam thì sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể sẽ giảm hơn 70% vào năm 2030 so với hiện tại, nhưng thuốc lá lậu có thể tăng lên 50 tỷ điếu vào năm 2030, thất thu từ thuốc lá lậu có thể lên đến 40 nghìn tỷ đồng vào năm 2030 so với mức 5 - 6 nghìn tỷ đồng hiện tại. Cùng với đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hợp pháp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và rủi ro nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa tương tự như tại Malaysia, kéo theo việc làm của người lao động tại các nhà máy thuốc lá, nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu và các nhà bán lẻ, bán buôn chịu tác động tiêu cực.  

Mô hình đánh giá tác động của việc điều chỉnh thuế TTĐB đối với thuốc lá của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF - Bộ Tài chính) cũng nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu. Theo ThS Tô Kim Huệ, đại diện NIF, ở cả 2 phương án tăng thuế của Bộ Tài chính, tổng lượng tiêu thụ thuốc lá toàn thị trường dự kiến sẽ giảm khoảng 7% vào năm 2030. Tuy nhiên, sản lượng thuốc lá hợp pháp ở cả 2 phương án đều giảm mạnh vào năm 2030: thuốc lá hợp pháp giảm 30% ở phương án 1 (tương đương giảm 28 tỷ điếu) và giảm 36% ở phương án 2 (khoảng 31 tỷ điếu) so với năm 2025 trước khi tăng thuế. Điều này sẽ gây ra thiệt hại cho ngành thuốc lá, các doanh nghiệp hợp pháp có thể phá sản trong thời gian ngắn khi doanh thu sụt giảm khoảng 32% - 35%.  

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần có lộ trình phù hợp -0
ThS Tô Kim Huệ, đại diện Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính chia sẻ thông tin tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá”

Bên cạnh đó, việc tăng thuế có thể dẫn đến lượng thuốc lá lậu tăng mạnh ở cả 2 phương án mà Bộ Tài chính đề xuất. Đến năm 2030, thuốc lá lậu có thể sẽ tăng 205% ở phương án 1 (khoảng 22 tỷ điếu) và tăng 230% ở phương án 2 (tương đương 24 tỷ điếu) so với 2025. Sau 5 năm, sẽ có khoảng 350.000 việc làm bị ảnh hưởng nếu áp dụng phương án 1 và nếu tăng thuế theo phương án 2 sẽ gây tác động đến khoảng 400.000 việc làm.

Lựa chọn phương án tối ưu nhất

Thực tế cho thấy, ngành thuốc lá đã có đóng góp không nhỏ vào an sinh xã hội và nền kinh tế tại Việt Nam khi tạo ra khoảng 1,1 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, bao gồm khoảng 10.000 nhân viên nhà sản xuất, 8.000 nhân viên nhà phân phối, 110.000 - 120.000 nông dân trồng thuốc lá và khoảng 1 triệu điểm bán lẻ. Đối với ngân sách nhà nước, ngành cũng đóng góp 26 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Điều này có thể dẫn đến ngành công nghiệp thuốc lá sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thuế tăng “sốc” nếu như chưa có các phương án hạn chế việc tăng trưởng thuốc lá lậu.

Trước kịch bản này, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cùng các đại diện doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam kiến nghị, cần áp mức thuế tuyệt đối ở mức vừa phải với lộ trình tăng thuế hợp lý đến năm 2030. Cụ thể, mức thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao 20 điếu vào năm 2026 và tăng 500 đồng/năm, hoặc 1.000 đồng/bao mỗi 2 năm vào những năm tiếp theo và đến năm 2030 là 3.000 đồng/bao.

Đề xuất trên nhằm tạo ra mức tăng thuế hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp thuốc lá có thời gian thích nghi và ổn định sản xuất, từ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Phương án này cũng giúp hạn chế tốc độ tăng trưởng của thuốc lá lậu, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngân sách bền vững trong dài hạn với mức thu ngân sách ước tính đạt khoảng 29,5 - 30 nghìn tỷ vào năm 2030, tăng trưởng 7% - 9%/năm.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) bày tỏ sự ủng hộ đối với việc áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp của Bộ Tài chính, nhưng lưu ý cần lựa chọn phương án tối ưu nhất. Bởi thuốc lá lậu không chỉ gây thất thu ngân sách Nhà nước mà còn làm tăng rủi ro sức khỏe cho người hút thuốc do không được kiểm soát chất lượng, khiến mặt trận phòng chống thuốc lá lậu trở nên thách thức, phức tạp hơn và những yếu tố này sẽ ảnh hưởng ngược lại mục tiêu của việc xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đưa ra.

Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.