Thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội:

Tăng cường kỷ luật, đôn đốc triển khai thực hiện

Nghị quyết 43/2022/QH5 của Quốc hội đã được Quốc hội ban hành hết sức kịp thời, tác động tích cực đến kết quả phục hồi kinh tế trong năm 2022 và năm 2023. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách tại Nghị quyết còn chậm đã khiến Nghị quyết chưa phát huy tối đa hiệu quả như kỳ vọng. Do đó, tại phiên họp chiều 12.10, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu phải tiếp tục đốc thúc, đẩy nhanh tiến độ triển khai, đi đôi với đó là tăng cường kỷ luật, kỷ cương thực hiện. 

Tổ chức thực hiện chưa “đồng tốc” với ban hành chính sách

Nhìn lại Nghị quyết 43/2022/QH15 (Nghị quyết số 43) ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Nghị quyết rất kịp thời và đúng đắn. Đây là Nghị quyết được xây dựng kỳ công, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, tổ chức nhiều tọa đàm, diễn đàn kinh tế - xã hội để thiết kế chính sách. Sau đó trình trước Quốc hội đạt được sự thống nhất, đồng thuận cao, không có ý kiến trái chiều.

Dù có một số nội dung không thực hiện được, hoặc chưa được thực hiện, nhưng về tổng thể, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, “Nghị quyết số 43 đã bổ sung nguồn vốn lớn cho nền kinh tế, giúp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngay khi nước ta kiểm soát được đại dịch”.

Từ phản ánh của các doanh nghiệp, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho biết thêm, Nghị quyết 43 có ý nghĩa rất quan trọng, có tác động tích cực đối với tình hình kinh tế. Những kết quả phục hồi tích cực trong năm 2022 và năm 2023 có đóng góp rất quan trọng từ Nghị quyết số 43. 

Tuy nhiên, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra, quá trình thực hiện chính sách chưa “đồng tốc” với việc ban hành chính sách. Chương trình hỗ trợ, phục hồi thì tính chất thời điểm là rất quan trọng, đặc biệt là liên quan đến chính sách an sinh xã hội, nhưng việc thực hiện còn chậm. Đơn cử như, chính sách về hỗ trợ nhà ở cho người lao động quay trở lại thành phố hay chương trình Sóng và máy tính cho em... đều chưa phát huy được hiệu quả tức thời trong thời điểm quan trọng nhất. 

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh, tại Khoản 2, Điều 4, Nghị quyết số 43 về việc khai thác nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình đã quy định: “xây dựng phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng để kịp thời áp dụng trong thời gian thực hiện Chương trình”. Tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 triển khai thực hiện Kết luận số 19 – KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đã giao Chính phủ nghiên cứu, rà soát để đề xuất, sửa đổi, bổ sung đối với Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, nhằm tạo nguồn cho các chương trình thuộc Nghị quyết số 43. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hồ sơ dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để có thể xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng pháp luật theo quy định, dẫn đến chưa thực hiện một cách toàn diện, đầy đủ các biện pháp theo quy định tại Nghị quyết số 43. 

Hay tại Khoản 8, Điều 6, Nghị quyết số 43 Quốc hội giao Chính phủ: “nghiên cứu phương án cho phép doanh nghiệp được trừ bổ sung theo tỷ lệ nhất định trên cơ sở chi phí thực tế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng đối với chi phí tạo tài sản cố định và chi phí lao động; phương án tăng thuế đối với các giao dịch chứng khoán, bất động sản, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”. Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy, Chính phủ cũng chưa triển khai thực hiện được.

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần bổ sung đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, nhiệm vụ trên theo Nghị quyết 43; làm rõ kết quả, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp để thực hiện đầy đủ, toàn diện các nội dung của Nghị quyết.

Thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đặt ra

Đánh giá việc Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai rất tốt các chính sách liên quan tại Nghị quyết số 43, đưa chính sách vào cuộc sống nhanh, song Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ còn băn khoăn trước đề nghị của Chính phủ về việc điều chỉnh nguồn lực thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng này. Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu kéo dài 1 năm nữa, thì Chính phủ, Ủy ban Kinh tế cần dự kiến các chính sách tín dụng khác sẽ triển khai được thêm bao lâu? Cụ thể như: chính sách cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; vốn vay cho học sinh, sinh viên, vốn vay cho giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cho vay cá nhân thuê, mua nhà ở xã hội; cho vay xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách nhà ở; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 5 chính sách này nếu gia hạn thêm 1 năm, thì đến hết năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiêu được bao nhiêu tiền? Và phần tiêu không hết mới dồn cho Chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm? Hoặc có thể kết thúc chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội trong năm 2023 và dồn nguồn vốn sang chương trình cho vay giải quyết việc làm? "Ngân hàng Chính sách xã hội phải đánh giá rất cụ thể, trình Quốc hội xem xét, quyết định", Chủ tịch Quốc hội nói. 

Đối với việc triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, cho biết vừa làm việc với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó, tỉnh Hậu Giang đang triển khai chính sách này rất tốt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai chính sách đến cuối năm, sau đó sẽ có đánh giá thêm.

Với việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của chương trình, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, về cơ bản phải kéo dài, nhưng cần thúc đẩy việc giải ngân. Trước mắt nên cân nhắc đến hết năm 2024. Nếu còn nguồn vốn, Quốc hội mới xem xét có gia hạn, kéo dài tiếp hay không. Tinh thần là nếu kéo dài thêm một năm thì phải vừa tăng cường kỷ luật, vừa đẩy mạnh đôn đốc, đốc thúc triển khai thực hiện.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Nghị quyết số 43 được ban hành tại Kỳ họp bất thường với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã giúp cho công tác phòng, chống dịch Covid – 19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tốt, đưa đất nước ra khỏi giai đoạn khó khăn, được cử tri, Nhân dân, các doanh nghiệp đánh giá cao và cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, vẫn còn một số nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết hết thời gian thực hiện vào ngày 31.12.2023 không đạt hoặc đạt hiệu quả chưa cao. Do vậy, Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về kết quả, tác động của các cơ chế, chính sách đã thực hiện; khó khăn, vướng mắc và giải pháp triển khai các chính sách chưa thực hiện hoặc thực hiện hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, cần báo cáo rõ việc chưa triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Chính phủ đánh giá kỹ hơn khâu tổ chức thực hiện, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm, bao gồm cả nguyên nhân chậm ban hành các văn bản hướng dẫn dẫn đến nhiều cơ chế, chính sách trong Nghị quyết 43/2022/QH15 chưa thực hiện được hoặc thực hiện nhưng hiệu quả thấp.

"Từ nay đến hết ngày 31.12.2023, đề nghị Chính phủ tập trung nguồn lực, nhân lực để tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 43, đảm bảo thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đã đặt ra”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Quốc hội và Cử tri

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại UBND thành phố
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Tạo cơ sở pháp lý toàn diện phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử

Cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất; đồng thời, rà soát, tham chiếu, bảo đảm tương thích với điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử.