Tài nguyên nước không vô hạn!

Tài nguyên nước của nước ta được đánh giá là khá đa dạng, phong phú gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm, trong đó có 3.450 sông, suối, tổng lượng dòng chảy hàng năm đạt khoảng 844,4 tỷ mét khối, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam khoảng 310 - 315 tỷ mét khối/năm.

Tuy nhiên, theo Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV diễn ra vừa qua, hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn nước của nước ta còn thấp, lãng phí, đặc biệt là trong nông nghiệp và ở đô thị.

Báo cáo cho biết, hiệu quả sử dụng nước được đo bằng tỷ lệ giá trị USD tạo ra với khối lượng nước được sử dụng cũng như dựa trên hoạt động kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hiệu suất sử dụng nước trung bình thế giới năm 2015 là 17,3 USD/m3, tăng lên 18,9 USD/m3 năm 2020 và đến nay là 19,42 USD/m3. Tuy nhiên ở nước ta, dù GDP đầu người tăng nhanh, đạt trên 2.500 USD năm 2018, tăng 2,5 lần so với năm 2002 nhưng giá trị sử dụng nước chỉ tạo ra 2,37 USD/m3 nước, chỉ bằng 12% so với mức trung bình toàn cầu.

Lý do giá trị sử dụng nước thấp là bởi nước ta chưa có hệ thống công cụ ra quyết định phục vụ xây dựng kịch bản nguồn nước cũng như việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước thống nhất trên lưu vực sông để điều phối khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương theo quy hoạch. Điều này cũng đã dẫn đến tình trạng sử dụng nước lãng phí, hiệu quả không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu về an ninh nước sạch, an ninh năng lượng và an ninh lương thực…

Dù được đánh giá là khá phong phú, đa dạng nhưng với những gì đã và đang diễn ra, đã đến lúc cần đặt vấn đề hiệu quả khai thác, sử dụng ngang bằng với vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước. Điều này cũng đã được một số đại biểu nêu ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhìn nhận ở khía cạnh nông nghiệp, nông thôn, khi tham gia trả lời tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, nước ta là một trong 6 nước bị tổn thương nhất trong "kỷ nguyên khô hạn". Ai cũng nghĩ nước là vô hạn nhưng bây giờ đứng trước thách thức về biến đổi khí hậu toàn cầu mới thấy nước là tài nguyên hữu hạn. Và đã là hữu hạn thì phải khai thác với một nền nông nghiệp khan hiếm nước.

Nước ta luôn gọi là tài nguyên nước, nhưng chưa bao giờ thực sự coi nước là tài nguyên. Từ thực trạng đáng báo động này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị phải có ngay một tuyên ngôn, cụ thể là với người dân đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang chịu hậu quả nặng nề của hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún rằng chúng ta không phải là quốc gia dư thừa nước. Ngược lại, nước ngày càng khan hiếm nên người dân phải thay đổi cách sử dụng.

Phân tích rõ hơn về việc tiết kiệm nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, phải tiếp cận ở ba vấn đề cụ thể là số lượng nước, chất lượng nước và cách thức sử dụng nguồn nước. Trong đó, cách thức sử dụng quan trọng nhất, sẽ tác động đến số lượng và chất lượng nước. Nếu dùng hết nước mặt để rồi phải khai thác nước ngầm thì sẽ lại vướng vào vòng luẩn quẩn, để lại nhiều hệ lụy, không có đường thoát - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước của nước ta thể hiện ở các khía cạnh như nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Tình trạng hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian.

Vậy nên những bất cập, trong đó có tình trạng hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn nước thấp cần được nhìn nhận ở góc độ “nguy cơ hiện hữu”, đã, đang và sẽ tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội. Từ đó đưa ra giải pháp tổng thể để giải quyết bởi tài nguyên nước không phải là vô hạn.

Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc
Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền những luật mới sửa đổi

Vừa qua, tại Hội trường UBND phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương; Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Bình Phú đã có buổi TXCT thị xã Đông Hòa trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.