Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế

Trong khuôn khổ nhiệm vụ xây dựng Bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của Chương trình Aus4Innovation, ngày 21.6, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức tọa đàm khoa học “Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế”.

Xây dựng niềm tin vào AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) cứu mạng sống bằng cách giúp các bác sĩ xử lý những điểm bất thường trong hình ảnh chụp X quang. AI cải thiện năng suất trong việc ghi chú lâm sàng, cho phép bác sĩ phòng cấp cứu khám thêm 15% bệnh nhân. AI đẩy nhanh việc phát hiện ra thuốc kháng sinh dành cho siêu vi khuẩn, giảm bớt các quá trình có thể mất nhiều năm đến vài tuần. Từ năm 1995 đến tháng 5.2024, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xóa hơn 880 thuật toán y tế trí tuệ nhân tạo (AI); 151 thiết bị y tế hỗ trợ AI đã được thêm vào danh sách thiết bị được FDA phê duyệt…

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế -0
PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại tọa đàm

Đây là một số thành tựu trong y khoa được TS. Nguyễn Thị Phương Châm, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, thông tin tại tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế”. Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, dẫn số liệu của CB Insights cho thấy, đầu tư toàn cầu vào AI trong lĩnh vực y tế thời gian qua “tăng khủng khiếp”,từ 2,7 tỷ USD năm 2018 lên 12,2 tỷ USD năm 2021. Năm 2024, thị trường AI trong lĩnh vực y tế được định giá ở mức 20,9 tỷ USD.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, các lĩnh vực y tế thường được áp dụng AI là: trợ lý y tế, phân tích dự đoán, phân tích hình ảnh y tế, nhập bằng giọng nói, trợ lý ảo… Tuy nhiên, công nghệ này cũng tiềm ẩn một loạt rủi ro về đạo đức, như: thiếu minh chứng về mức độ hiệu quả và an toàn; có thể tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe bệnh nhân; suy giảm tính chính xác khi được đưa vào thực hành lâm sàng; trách nhiệm đối với những quyết định sai lầm; duy trì mối liên hệ đồng cảm (cảm xúc) với bệnh nhân; tính bảo mật của thông tin y tế…

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế -0
Tọa đàm có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, y tế, pháp luật

“Khắc phục các vấn đề đạo đức là hình thành các nguyên tắc cơ bản để xây dựng niềm tin vào hệ thống AI”, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh nhấn mạnh; đồng thời nêu ra 6 nguyên tắc đạo đức của Tổ chức Y tế thế giới về ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế. Đó là, sự toàn diện và công bằng; tính minh bạch, dễ giải thích và dễ hiểu; bảo vệ quyền tự chủ của con người; khả năng đáp ứng nhanh và bền vững; trách nhiệm và trách nhiệm giải trình; công nghệ AI không được gây hại cho con người.

Bảo đảm không gây hại cho con người

Nghiên cứu về tuyên bố chung của một số quốc gia về AI có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế, TS. Nguyễn Thị Phương Châm gợi ý một số hàm ý chính sách cho Việt Nam. Theo đó, phương pháp tiếp cận hướng tới AI có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế là kết hợp 4 tham số so sánh: chính sách, chiến lược, hướng dẫn, nguyên tắc và khung pháp lý áp dụng AI chung cho đa ngành; chính sách, chiến lược, hướng dẫn, nguyên tắc và khung pháp lý dành riêng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; các công cụ không ràng buộc; các công cụ pháp lý ràng buộc.

Kim chỉ nam là khẳng định sự phù hợp với các nguyên tắc được khuyến nghị của WHO về việc sử dụng AI có đạo đức trong chăm sóc sức khỏe. Các hướng dẫn cụ thể về AI tập trung vào chăm sóc sức khỏe hầu hết được đề xuất bởi cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe trong chính phủ, chẳng hạn như FDA (Hoa Kỳ), Bộ Y tế Canada (Canada), MHRA (Anh), Hội đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ…

Từ đặc thù lĩnh vực y tế, tập trung các thiết bị y tế đang ứng dụng AI, đặc biệt là các chương trình: xây dựng hướng dẫn để kiểm tra những điều kiện bảo đảm không gây hại cho con người. Đây là trọng điểm đặc thù hướng tới phát triển, ứng dụng AI có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế. 

Bên cạnh đó, luôn dõi theo sự phát triển của công nghệ, ứng dụng trên thực tế để xây dựng chiến lược và hành động kịp thời (nhìn từ xu hướng đối thoại trực tiếp với sự ra đời của LLM - Chat GPT)...

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế -0
PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung - Trưởng khoa Y, Trường ĐH Y Dược, Phó Chủ tịch Hội Y học Việt Nam phát biểu tại tọa đàm

Thảo luận tại tọa đàm, các chuyên gia khẳng định, y tế là lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất của AI và tương lai của AI trong y tế rất lớn, nhất là trong điều trị. Thế nhưng, dù phát triển mạnh mẽ hay thông minh đến đâu, thì AI hay các công cụ khác chỉ hỗ trợ chứ không thể thay thế các bác sĩ trong quá trình đưa ra quyết định lâm sàng, cũng không làm thay công việc của bác sĩ.

Tại Việt Nam,Luật Khám, chữa bệnh cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh và thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh. Việc ứng dụng AI sẽ giảm bớt áp lực cho các bác sĩ, khiến họ trở nên thông minh hơn, hỗ trợ mục tiêu tối thượng của ngành y tế là chăm sóc sức khỏe người bệnh tốt hơn và tăng cường chất lượng điều trị. 

Các đại biểu cho rằng để thúc đẩy AI có trách nhiệm ở Việt Nam, việc điều chỉnh bằng pháp luật là chưa đủ và khó theo kịp sự phát triển nhanh chóng của công nghệ này. Do vậy, cần xây dựng các bộ nguyên tắc đạo đức về AI và hướng dẫn thực hiện, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Đây cũng là một nội dung trong Công văn số 4232/VPCP-KSTT về việc xây dựng thể chế quản lý AI tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng quy tắc đạo đức về AI, khung quản trị về AI...

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế -0
ThS. Trần Văn Tuyên giới thiệu tổng quan về ứng dụng AI trong y tế tại Việt Nam

Theo ThS. Trần Văn Tuyên, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, thời điểm này y tế là ngành ứng dụng AI mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Một số lĩnh vực ứng dụng AI như: phẫu thuật với sự hỗ trợ từ robot có công nghệ AI; trợ lý ảo trong y tế với AI; AI hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng; AI trong phân tích, hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh y tế; AI hỗ trợ giảm bớt khối lượng, quản trị y tế…

Sức khỏe

Sở Y tế Hà Nội xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân vi phạm
Tin tức

Sở Y tế Hà Nội xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân vi phạm

Từ đầu tháng 10.2024, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính 09 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố với số tiền gần 223 triệu đồng. Cá biệt, trong đó có 02 bác sĩ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhẹ
Tin tức

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhẹ

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ 13 đến 19.10), toàn thành phố ghi nhận 403 trường hợp mắc số xuất huyết, tăng 57 trường hợp so với tuần trước.

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.

Bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế
Sức khỏe

Bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 21.10, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng xử trí tình huống lâm sàng cho đội ngũ y tế; giảm thiểu tối đa các nguy cơ sai sót...

Loạn các dịch vụ thẩm mỹ núp bóng các spa được quảng cáo tràn lan ở Hà Tĩnh
Sức khỏe

Loạn các dịch vụ thẩm mỹ núp bóng các spa được quảng cáo tràn lan ở Hà Tĩnh

Dù chỉ là những cơ sở làm đẹp thông thường, thực hiện các dịch vụ như gội đầu, chăm sóc da đơn thuần, không xâm lấn, chuyên sâu song hàng loạt cơ sở spa tại tỉnh Hà Tĩnh vẫn ngang nhiên, công khai quảng cáo, triển khai các dịch vụ thẩm mỹ như hút mỡ, nâng mũi, nâng cung mày, trị sẹo, điều trị nám…

Giải pháp nào để kiểm soát thị trường dược phẩm?
Sức khỏe

Giải pháp nào để kiểm soát thị trường dược phẩm?

Chia sẻ tại Hội thảo “Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số”, TS.BS Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, đây là vấn đề cực kỳ khó khăn và nội dung rất lớn của dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Dược 2016. Đồng thời, cũng là vấn đề được dư luận, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nóng lòng chờ đợi.

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Sức khỏe

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Hồ Hồng Hải cho biết, qua báo cáo kết quả giám sát, khảo sát nghiên cứu cho thấy, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Thậm chí, có tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để lưu hành, sử dụng ma túy trái phép.