Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình Đỗ Quốc Tiệp cho biết, lớp tập huấn nhằm mục đích hướng dẫn các giám sát viên và điều tra viên nắm bắt phương pháp nghiên cứu; cách điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc lá thụ động) ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình trong năm 2024.

Tại lớp tập huấn, đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cho biết, Việt Nam là một trong 15 nước có nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Và hệ lụy có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, như: Đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi... Đây là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta.

Hàng năm, tổng chi phí liên quan đến khám, chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng.

Sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan, như tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023. Tỷ lệ hút thuốc ở thanh, thiếu niên cũng đã giảm (ở nhóm 13 -17 tuổi giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019)...

tl-6214-6475.jpg
Lớp tập huấn nhằm mục đích hướng dẫn các giám sát viên và điều tra viên nắm bắt phương pháp nghiên cứu; cách điều tra thực trạng sử dụng thuốc láở người từ 15 tuổi trở lên. Ảnh: N.H

Tuy nhiên, theo đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, những thành tựu này có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đặc biệt là trong giới trẻ, ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023.

Cũng tại lớp tập huấn, các giảng viên đến từ Trường đại học Y tế Công cộng đã tập trung hướng dẫn cách thức tiến hành phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi PGATS 2024 trên phần mềm REDCap; cách thức tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng cần nghiên cứu, cách nhập dữ liệu trực tiếp khi phỏng vấn, lựa chọn đối tượng phù hợp để phỏng vấn; nghiên cứu định lượng dựa trên phiếu tự điền; cách thức thu thập số liệu hộ gia đình, quan sát tại các điểm công cộng, thực hiện phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm…

Ngay sau lớp tập huấn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình sẽ tiến hành điều tra, theo dõi tình hình sử dụng thuốc lá của 2.400 người từ 15 tuổi trở lên tại các điểm: Xã Quảng Tân, Quảng Sơn, Quảng Thuỷ (Thị xã Ba Đồn); thị trấn Quán Hàu, xã Hiền Ninh, Xuân Ninh (Quảng Ninh); thị trấn Đồng Lê, xã Sơn Hoá, Đức Hóa (Tuyên Hóa).

"Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, qua đó nhận biết tình trạng hút thuốc lá tại các địa phương, đồng thời cũng là cơ sở để Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh Quảng Bình và các ngành chức năng xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá trong thời gian tới", Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình cho biết.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình, thời gian qua, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình đã được các cấp chính quyền, sở, ban, ngành quan tâm, nhiều cơ quan, đơn vị đã treo biển cấm hút thuốc lá tại những nơi dễ nhìn, nơi tập trung đông người, nơi dễ diễn ra tình trạng hút thuốc lá; đồng thời, tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ký cam kết không hút thuốc lá tại cơ quan, đơn vị; đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào tiêu chí thi đua của đơn vị…

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được đẩy mạnh từ tỉnh đến cơ sở bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, với các hình ảnh trực quan, nội dung về ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đối với kinh tế - xã hội, lợi ích của việc bỏ thuốc lá, các nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, xây dựng mô hình không khói thuốc…

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.