Phát triển AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Năm 2021, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược tập trung vào phát triển AI tại Việt Nam nhưng thiếu định hướng quản trị rủi ro đến từ công nghệ này.

Trong bối cảnh AI đang “tăng tốc”, xâm nhập và được ứng dụng mạnh mẽ; việc có một chính sách cân bằng giữa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển AI, đồng thời giảm rủi ro, bảo vệ người dùng, rộng hơn là bảo vệ xã hội và con người là yêu cầu đang đặt ra cấp thiết.

Sự thâm nhập của AI vào tất cả lĩnh vực trong đời sống một mặt giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội; mặt khác gây ra nhiều rủi ro khác nhau đối với con người. Có thể đề cập đến 5 rủi ro đã được dự báo và sẽ trở nên phổ biến trong tương lai, bao gồm: mất việc làm và sự tái cơ cấu lao động, bất bình đẳng trong tiếp cận công lý và hưởng thụ, mất tự do và xâm phạm quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ và tin giả. Vì vậy, cần có một chính sách bao trùm thể hiện cách tiếp cận tổng thể trong quản trị các rủi ro do AI tạo ra. Chính sách này có thể được thể hiện dưới dạng một đạo luật như Liên minh châu Âu (EU) hoặc các quy tắc ứng xử và tiêu chuẩn an toàn như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt các quốc gia đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển AI đến nay như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đang có những hướng tiếp cận chính sách khác nhau đối với AI. Trong khi Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ưu tiên đổi mới sáng tạo dựa trên AI có trách nhiệm, thì EU ưu tiên quản lý rủi ro mà AI tạo ra đối với các quyền cơ bản của con người. Còn Trung Quốc nhấn mạnh việc bảo đảm an ninh trong sự phát triển của đất nước này.

Trước bối cảnh đó, dựa trên nền tảng và điều kiện quốc gia, Việt Nam cần tìm ra hướng tiếp cận chính sách phù hợp với mình, thay vì chờ đợi sự thành công của các mô hình quản lý AI trên thế giới rồi học tập, vay mượn, cấy ghép để áp dụng.

Với bài toán, vừa phải tận dụng thành tựu của công nghệ AI để bứt phá thành quốc gia phát triển vào năm 2045, vừa phải quản lý rủi ro do AI tạo ra để phát triển bền vững, các công cụ chính sách mềm dẻo có thể là lời giải cho Việt Nam, bao gồm chính sách quản lý thử nghiệm và bộ quy tắc ứng xử.

Thứ nhất, chính sách quản lý thử nghiệm (regulatory sandbox) là giải pháp phù hợp để bảo đảm tạo môi trường cho đổi mới sáng tạo và hạn chế rủi ro trên diện rộng đối với xã hội. Các nhà lập pháp có thể tham khảo một số gợi ý để triển khai quản lý thử nghiệm AI tại Việt Nam như: (i) tiếp tục tiến nhanh trên quá trình chuyển đổi số, bước từ giai đoạn số hóa thông tin thành dữ liệu sang khuyến khích thử nghiệm các giải pháp công nghệ dựa trên AI vào hoạt động vận hành của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; (ii) xây dựng và ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm dành cho AI với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ví dụ như nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải.

Thứ hai, để phản ứng nhanh và linh hoạt trước những viễn cảnh thiếu chắc chắn do AI tạo ra, xây dựng các bộ quy tắc ứng xử, tiêu chuẩn an toàn mang tính khuyến khích áp dụng sẽ phù hợp hơn việc tạo ra các quy định pháp luật mới. Để các bộ quy tắc ứng xử, tiêu chuẩn an toàn được bảo đảm thực thi trên thực tế, cần có sự tham gia đông đảo của các bên liên quan để tạo đồng thuận xã hội trong quá trình xây dựng.

Việc sớm hoàn thiện chiến lược và ban hành chính sách phù hợp liên quan đến AI sẽ giúp Việt Nam tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách và cuộc sống

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục “điểm nghẽn” thể chế

Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, bảo đảm khi được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng qua, (21.10).

Tất cả vì phát triển
Chính sách và cuộc sống

Tất cả vì phát triển

Hôm nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức khai mạc với rất nhiều điểm mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc - ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp diễn ra chiều 20.10.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Nữ doanh nhân Việt - thách thức và khát vọng

Phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với hình ảnh tảo tần và kiên cường. Trong những năm gần đây, hình ảnh ấy đã được chuyển hóa mạnh mẽ khi ngày càng nhiều phụ nữ bước vào lĩnh vực kinh doanh, khẳng định bản lĩnh trên thương trường. Những nữ doanh nhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị mới cho xã hội thông qua việc làm, sản phẩm và các hoạt động cộng đồng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục tồn tại cũ!

Số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để, số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp vẫn còn gặp khó!

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; tỷ lệ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường vẫn cao hơn cùng kỳ. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được nêu trong Báo cáo của Ủy ban Kinh tế thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Ưu tiên cho tăng trưởng

Nền kinh tế đang phục hồi tích cực, với tăng trưởng GDP quý III.2024 ước đạt 7,4% so với cùng kỳ, cao hơn 0,7% so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (6,7%), và khớp với kịch bản tăng trưởng cả năm 7% như đã báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6. Tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP đạt 6,82%. Với diễn biến này, không còn quá lo về việc có đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua để đạt được những thành tựu ấn tượng hơn nữa.

Công dân tra cứu TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang.
Chính sách và cuộc sống

Cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, ách tắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cũng cho thấy, việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh rườm rà chưa triệt để, thủ tục hành chính còn rườm rà, ách tắc.

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.

Lớp học tiếng Anh của cô Hà Ánh Phượng (Phú Thọ). Ảnh: qdnd.vn
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm chính sách khả thi

Dự án Luật Nhà giáo vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37 vừa qua; với mong muốn tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, dự thảo đã có quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.