Hành trình 12 năm tìm con của cô giáo mầm non

12 năm hiếm muộn, vất vả ngược xuôi vào Nam ra Bắc chạy chữa "tìm con", đến năm 2022, vợ chồng cô giáo Nguyễn Thị Tuyết (Quảng Bình) mới vỡ oà khi được phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm - IVF thắp lên ánh sáng.

Hàng nghìn con nhưng khó có con riêng

Chị Tuyết (sinh năm 1986) là giáo viên mầm non ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Năm 2010, sau thời gian tìm hiểu, chị và anh Nguyễn Văn Thuyết (sinh năm 1982) quyết định tiến tới hôn nhân.

Sau nhiều năm đứng lớp, nhìn ánh mắt thơ ngây trong trẻo của hàng nghìn lượt học trò nhỏ được trực tiếp chăm sóc, cô giáo Tuyết lại càng khát khao thiên chức được làm mẹ. Không ít lần Tuyết gạt đi giọt nước mắt khi nghĩ về hành trình tìm con gian nan vất vả, nghĩ về giấc mơ được bế bồng con yêu của mình.

Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, mức lương giáo viên khi đó không đủ trang trải cuộc sống nên chỉ 2 tuần sau ngày cưới, anh Thuyết rời quê vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc. Người vợ trẻ ở lại quê nhà tiếp tục công việc ở trường mầm non và phụng dưỡng chăm sóc gia đình nội ngoại.

Hành trình 12 năm tìm con của cô giáo mầm non -0
Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết lên lớp

"Mình là giáo viên nên không thể bỏ việc theo chồng vào Sài Gòn được, hai vợ chồng đành xa nhau. Cứ như vậy, một năm vợ chồng mình chỉ gặp nhau 2 lần vào đợt nghỉ hè và dịp Tết nguyên đán. Thời gian thấm thoát trôi qua, số lần vợ chồng mình gặp nhau trong suốt 3 năm trời chỉ đến chục lần… Xa chồng cũng có nhiều buồn tủi lắm, nhất là chưa có con. Vợ chồng xa nhau mãi không ổn nên năm 2013 anh ấy quyết định về quê làm việc và hai vợ chồng bắt đầu đi tìm con từ đó đến giờ,” cô giáo Tuyết chia sẻ.

Mong con suốt thời gian dài nên vợ chồng chị Tuyết đã thăm khám nhiều nơi, điều trị qua nhiều loại thuốc, đông tây y kết hợp nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy "tin vui" về nhà.

"Không thuốc gì hai vợ chồng mình chưa uống, chưa thử. Lên rừng xuống biển, ngược xuôi ai mách đâu có thuốc hay thầy giỏi vợ chồng mình cũng uống như đều không có kết quả. Năm 2014 hai vợ chồng vào Huế thăm khám, khi đó bác sĩ mới kết luận chồng mình tinh trùng yếu và cho thuốc về điều trị, bồi bổ đợi có thai tự nhiên".

Từng “sợ” IVF vì rào cản kinh tế

Năm 2017, vợ chồng chị Tuyết quyết định vào thành phố Hồ Chí Minh thăm khám. Vẫn cho kết quả như lần khám trước, bác sĩ kết luận tinh trùng người chồng yếu, dị dạng nhiều nên khó có thai tự nhiên. Ngày đó vợ chồng chị cũng tìm hiểu phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, có thể giúp cho các gia đình hiếm muộn mong con chạm gần hơn đến giấc mơ con yêu. Tuy nhiên vì điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên hai vợ chồng chỉ lấy thuốc về điều trị, chờ đợi sự may mắn đến thêm lần nữa.

Một thập kỷ mong con là khoảng thời gian không hề ngắn với bất kỳ gia đình nào. Vợ chồng chị Tuyết sau những ngày tháng tìm con trong vô vọng, tháng 10.2021, hai vợ chồng quyết tâm dành hết số tiền tích góp để ra Hà Nội tìm con và thực hiện can thiệp hỗ trợ sinh sản. Biết đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội qua một vài người bạn, anh chị đã đón con thành công, vợ chồng Tuyết - Thuyết mang theo niềm hi vọng mới trong hành trình lần này.

Một tháng bước vào quá trình kích trứng, chọc trứng, tạo phôi, tất cả đều thuận lợi. Chị Tuyết tạo được 5 phôi tốt và 2 phôi khá. Đó là lần đầu tiên vợ chồng chị Tuyết làm IVF, còn nhiều bỡ ngỡ và lo lắng nhưng may mắn được sự động viên, đồng hành của các bác sĩ nên đã truyền thêm động lực cho hai vợ chồng.

Hành trình 12 năm tìm con của cô giáo mầm non -0
Bình An - Phú Quý trong vòng tay cha mẹ

"Chỉ một câu nói của bác sĩ Hưởng trên bàn chuyển phôi mà làm mình ấn tượng mãi - Chị cố gắng nhé, tự tin thoải mái con yêu sẽ sớm về với vợ chồng chị. Giờ bác sẽ đưa em bé phôi vào với mẹ nhé. Một câu đó thôi mà mọi lo lắng của mình tan biến hết, chỉ còn niềm tin về con yêu đang chờ mình thôi, chị Tuyết nhớ lại".

Hạnh phúc nhân lên gấp bội khi chị Tuyết đi siêu âm và được bác sĩ thông báo mang song thai, hai "sinh linh" bé nhỏ đang lớn lên dần trong cơ thể. Vượt qua nỗi lo lắng mất con ở 2 lần mang thai tự nhiên trước đây, lần này cả quá trình thai kỳ của chị Tuyết diễn ra thuận lợi. Ngày 02.10.2022, cặp song sinh Bình An - Phú Quý chào đời trong niềm hạnh phúc ngập tràn của đại gia đình nội ngoại.

Vậy là từ nay, mong ước có những đứa con của riêng mình đã trở thành hiện thực với cô giáo mầm non Nguyễn Thị Tuyết. Không phải nghe những lời đàm tiếu từ bên ngoài, không phải một mình ôm nỗi buồn khóc giữa đêm khuya, không phải vội lau đi giọt nước mắt khi đang đứng lớp, hạnh phúc đã thực sự đến với đôi vợ chồng đầy kiên trì và nghị lực. Sau những cố gắng trên hành trình dài ấy là những "trái ngọt" được sinh ra từ tình yêu thương chia sẻ của gia đình, người thân và cả những bác sĩ giàu y đức.

Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024
Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, bánh trung thu tăng đột biến. Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Quang cảnh lễ ký kết
Sức khỏe

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Trung ương Huế ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép thận

Ngày 12.9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ Trần Quốc Luận cùng đoàn công tác của Bệnh viện đã có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế để tham quan học tập các kỹ thuật ghép thận, kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ – bỏng, đồng thời ký kết hợp đồng để Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện và chuyển giao kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ