Bác sĩ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh gout hiệu quả

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng do thói quen ăn uống  không hợp lý, quá nhiều chất đạm và sinh hoạt không khoa học. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của người bị gout rất quan trọng trong điều trị gout.

Bệnh Gout là gì?

ThS.BS Hồ Thị Lê- Bệnh viện Quân y 175 cho biết: Bệnh Gout (gút hay gọi là thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purine, gây tăng acid uric máu, dẫn đến lắng đọng tinh thể muối của acid này ở các mô, từ đó sinh ra các triệu chứng của bệnh. Thường gặp nhất là tình trạng viêm khớp do Gout.

Những biểu hiện của bệnh Gout như: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái; những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót; sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận; xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao.

Bác sĩ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh gout hiệu quả -0
Người mắc bệnh gout thường sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái (Ảnh: iStock)

Chế độ dinh dưỡng cho người bị gout

Theo ThS.BS Hồ Thị Lê, chế độ dinh dưỡng của người bị gout khá quan trọng. Đối với người bệnh gout sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thận, làm giảm đào thải acid uric.

Do đó, chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân gout không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng với bệnh nhân gout như: duy trì lượng acid uric ở ngưỡng trung bình; hạn chế các cơn gout cấp tái phát; làm chậm tiến triển bệnh, giảm nguy cơ gout mạn tính; phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do gout mạn tính gây ra.

Người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purine cao. Người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gout cần lựa chọn thực phẩm ở nhóm I hoặc nhóm II, không nên sử dụng thực phẩm ở nhóm III, nhóm IV theo bảng dưới đây.

Bác sĩ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh gout hiệu quả -0
(Ảnh: BV)

Tuy nhiên, một số thực phẩm giàu purine như bột kiều mạch, đậu Hà Lan, nấm, rau bina, súp lơ lại không làm tăng nguy cơ Gout, điều này là do các thực phẩm này giàu chất xơ nên làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái biến đạm nên giảm sự hình thành acid uric.

ThS.BS Hồ Thị Lê hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh gout như:

- Thực phẩm nên ăn: Các thực phẩm chứa dưới 50% purin như thịt lợn nạc, lườn gà, trứng, sữa ít béo… (chỉ nên chiếm 10% protein tổng giá trị bữa ăn).

- Hạn chế ăn thịt đỏ, tôm, cá: Đối với người cân nặng dưới 50kg được ăn 100g; đối với người ≥ 60kg ăn không quá 150g.

- Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam…

-Các thực phẩm chất béo nên sử dụng ở người mắc bệnh gout là: Dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng. Hạn chế hoặc tránh sử dụng dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, các thực phẩm chiên rán, nhiều mỡ động vật.

- Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purine an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, tinh bột thường được khuyến cáo sử dụng là:  mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo…

- Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm. Cần đảm bảo lượng nước uống trong ngày 40ml/kg cân nặng/ ngày. Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.

Sức khỏe

Đoàn giám sát kiểm tra quá trình lưu mẫu thức ăn tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương
Tin tức

Bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 17.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, giám sát các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống cho đại biểu Quốc hội trên địa bàn Hà Nội, gồm: Nhà khách Quân đội; Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương; Nhà khách La Thành. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long làm trưởng đoàn.

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Đồng Tháp
Sức khỏe

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Đồng Tháp

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp vừa phối hợp Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) - Bộ Y tế tổ chức lớp tập huấn điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành và thực hiện Luật PCTHCTL tại tỉnh Đồng Tháp.

Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Sức khỏe

Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Theo ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Nghi thức hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Sức khỏe

Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững

Ngày 15.10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng tại TP. Đà Nẵng với chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng".

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng vừa tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.