Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp mang lại giá trị cao cho ngành nông nghiệp

 Theo Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam, phụ phẩm trong nông nghiệp đang dần trở thành nguồn tài nguyên thực sự, là đầu vào quan trọng cho việc sản xuất nhiều lĩnh vực khác. Nếu biết khai thác tốt, phụ phẩm nông nghiệp sẽ là tiền đề để thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam tăng tốc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hướng đến nền nông nghiệp tăng trưởng xanh.

Tiềm năng của phụ phẩm nông nghiệp

- Xin Thứ trưởng cho biết, tiềm năng sử dụng phế phụ phẩm trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay?

- Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất nông nghiệp cũng tạo ra một lượng phế, phụ phẩm lớn, nếu quản lý không chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ. Nguồn tài nguyên này nếu được khai thác, sử dụng tốt không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.

Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp mang lại giá trị cao cho ngành nông nghiệp -0
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam

Ước tính, tổng lượng phụ phẩm trong nông nghiệp của Việt Nam là gần 160 triệu tấn, trong đó có khoảng 90 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,2%); 62 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 38,7%); 6 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,7%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (0,6%). Đây là những con số cho thấy tiềm năng giá trị của phụ phẩm nông nghiệp, nếu biết tận dụng và xử lý chế biến tốt sẽ mang lại giá trị cao cho ngành nông nghiệp.

- Hiện nay nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp được sử dụng thế nào, đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên tái tạo chưa, thưa Thứ trưởng?

 - Trong thời gian qua, với định hướng chính sách phát triển của nhà nước đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và thị trường, phế phụ phẩm trong nông nghiệp đang dần trở thành nguồn tài nguyên thực sự, là đầu vào quan trọng cho việc sản xuất nhiều lĩnh vực khác.

Tuy nhiên có thể thấy, nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp hiện nay vẫn còn lãng phí rất lớn, chưa tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao và chưa xây dựng được thương hiệu có uy tín trên thị trường toàn cầu.

Như trong lĩnh vực trồng trọt, phụ phẩm từ các cây trồng chính như lúa, ngô, mía, rau các loại có thể cung cấp tương đương với khoảng 43 triệu tấn phân hữu cơ, 1,8 triệu tấn đạm urê, 1,6 triệu tấn supe lân đơn và 2,2 triệu tấn kali sulfat. Đây là con số rất lớn mà chúng ta vẫn để còn lãng phí.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, mới chỉ tận dụng được 23% chất thải để sản xuất phân bón hữu cơ, còn lại đang bị bỏ phí, chưa được sử dụng để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi theo chuỗi liên kết tuần hoàn.

Vấn đề này cũng đang đặt ra cần có những cơ chế khuyến kích cũng như giải pháp thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở chăn nuôi và trồng trọt để tạo quy trình khép kín, sử dụng hiệu quả phụ phẩm trong nông nghiệp.

- Hiện nay, đã có nhiều mô hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như nguồn tài nguyên tái tạo thực sự, Thứ trưởng chia sẻ thêm về giá trị thu được từ các mô hình này?

 -Từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản của người nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp đã có nhiều mô hình rất hay áp dụng nguyên lý kinh tế tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, sử dụng phụ phẩm trong nông, lâm, thuỷ sản là nguồn tài nguyên tái tạo. Như một số hợp tác xã và hộ nông dân đã xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học để dùng làm phân bón thay vì mua phân NPK. Người nông dân giữ lại rơm rạ không đốt, dùng sản phẩm sinh học xử lý, thậm chí không cần thời gian cách ly mà vẫn ngăn chặn được hiện tượng ngộ độc hữu cơ do rơm rạ gây ra, giảm được lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa…Thị trường thu gom, đóng gói, vận chuyển và buôn bán rơm lúa ở vùng ĐBSCL ngày càng phát triển. Vụ Đông Xuân năm 2021, giá bán rơm khoảng từ 55.000-75.000 đồng trên 1.000 m2 ruộng, tương đương 400 đồng/kg. Như vậy, ngoài thu thóc thì sau khi gặt xong còn có thể thu thêm bình quân khoảng trên 500 nghìn đồng/ha rơm nếu đem bán.

Trong lĩnh vực thủy sản, có nhiều công ty chế biến phụ phẩm thành mặt hàng có giá trị cao. Điển hình như Công ty CP Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp, Công ty cổ phần Việt Nam Food (VNF), Công ty cổ phần Sao Mai… đã đầu tư công nghệ hiện đại chế biến từ phụ phẩm thủy sản thành bột cá - nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, collagen và gelatin từ da cá tra, snack da cá tra, dầu ăn từ mỡ cá tra, đạm thủy phân từ cá tra…; những nguyên liệu này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD năm 2020, nhưng nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về từ 4-5 tỷ USD - một giá trị khá lớn.

Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp mang lại giá trị cao cho ngành nông nghiệp -0
Sử lý phụ phẩm trong nông nghiệp thành phân bón hữu cơ. Ảnh: Hà Nguyễn

Khuyến khích thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

- Thưa Thứ trưởng, thách thức để đưa phụ phẩm nông nghiệp trở thành tài nguyên có giá trị cao sẽ là gì?

- Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chúng ta mới chỉ chú trọng đến tăng năng suất, sản lượng, chưa quan tâm nhiều đến lượng dư thừa đầu vào của quá trình sản xuất. Việc lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và gia tăng chất thải từ chăn nuôi đang đe dọa chất lượng môi trường. Trong nông nghiệp, một số lĩnh vực chủ đạo như trồng lúa, cây ăn trái, thủy sản và chăn nuôi đã phát thải ra môi trường hàng triệu tấn chất thải hữu cơ. Đây có thể là nguồn tài nguyên tái tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.

Về khía cạnh thích ứng, nông nghiệp là một trong những tác nhân gây nên biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính. Theo tính toán của Bộ NN và PTNT, tổng lượng khí thải từ sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng trên 15% tổng lượng phát thải; lượng phát thải dự kiến nếu không có biện pháp can thiệp sẽ lên tới khoảng 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030, trong đó có tới khoảng một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo. Chính phủ Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 với mức đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, giảm thải khí metan 30% vào năm 2030 và đây là thách thức đối với ngành lúa gạo nói riêng và với ngành nông nghiệp nói chung.

Trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên từ sản xuất nông nghiệp, tương lai nền nông nghiệp Việt Nam cần dựa vào tri thức và công nghệ để phát triển nông nghiệp tuần hoàn, việc này đã và đang trở thành xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại toàn cầu; hầu hết các hiệp định này đều quy định về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải, chất thải, khí thải. Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam tăng tốc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hướng đến nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, hệ thống lương thực, thực phẩm an toàn, phát thải thấp.

- Bộ NN và PTNT có định hướng giải pháp gì nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp, thưa thứ trưởng?

- Để phát huy giá trị của các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, Bộ NN và PTNT tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 109 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và triển khai thực hiện Quyết định số 855 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức một số hội thảo khoa học liên quan đến các khái niệm kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông nghiệp nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy trong quá trình thực hiện chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục chỉ đạo triển khai các mô hình thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tập huấn đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái.

Trên cơ sở xuất phát từ yêu cầu sản xuất và từ kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn, Bộ NN và PTNT sẽ nghiên cứu tham mưu đề xuất Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, trong đó có các giải pháp liên quan đến sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp và nguồn tài nguyên tái tạo.

- Xin cám ơn Thứ trưởng

Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Thị trường

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Việt Nam đang trên hành trình chuyển đổi mạnh mẽ từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh đó, Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là một “cánh tay đòn” quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp
Thị trường

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp

Không có lộ trình duy nhất cho tất cả doanh nghiệp để ứng phó hiệu quả với Cơ chế CBAM vận hành từ năm 2026. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tùy theo hiện trạng công nghệ, chiến lược kinh doanh, điều kiện tài chính, nguồn lực... để xây dựng lộ trình phù hợp.

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thị trường

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Để hỗ trợ người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi tại nhiều tỉnh thành phố, VPBank sẽ giảm 1% lãi suất hiện hữu với các khoản vay trung, dài hạn và 0,5% lãi suất với khoản vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, từ 13.9 tới 31.12.2024.

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”
Kinh tế

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Rượu và Nước Giải Khát Sao Vàng (SAVABECO) đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bia Việt với sản phẩm đặc trưng mang tên Bia Nghe Tinh. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là hiện thân của văn hóa ẩm thực miền Trung, được tạo nên từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân
Thị trường

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân

Là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe với mặt hàng yến sào - món "vàng trắng" cho sức khoẻ, khách hàng Trung Quốc vẫn đánh giá cao Yến sào Khánh Hoà. Doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững.