Quan điểm của WHO và FDA đối với thuốc lá mới

- Thứ Sáu, 11/08/2023, 15:45 - Chia sẻ

Cùng với những nỗ lực giảm tác hại của thuốc lá điếu trên toàn cầu, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra quan điểm đối với thuốc lá thế hệ mới.

Theo đó, trong nỗ lực giảm tác hại của thuốc lá điếu trên toàn cầu, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đánh giá bằng chứng khoa học của các sản phẩm thuốc lá mới để cân nhắc cho phép tiếp thị theo chỉ định giảm phơi nhiễm với hàm lượng các chất gây lại lên cơ thể so với thuốc lá điếu. Hành động này của FDA nhằm đáp ứng nguyện vọng cho người hút thuốc chưa thể cai.

Ngược lại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn tập trung vào hướng tiếp cận "cai thuốc hoặc chết" (quit or die) nên đã áp đặt các tiêu chuẩn kép trong cuộc chiến chống thuốc lá. Theo giới chuyên gia, điều này có thể gây khó khăn cho các chính phủ trong việc ứng xử đối với các loại thuốc lá mới khi mà các sản phẩm này đã bao phủ trên toàn cầu.  

Quan  điểm của WHO và  FDA đối với  thuốc lá mới  -0
 Thuốc lá điếu là sản phẩm độc hại nhất trong các sản phẩm thuốc lá

FDA công nhận khoa học của các sản phẩm “không đốt cháy”

FDA đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá ảnh hưởng của các sản phẩm thuốc lá đến sức khỏe cộng đồng. Cơ quan này đã cho phép kinh doanh cho một số sản phẩm thuốc lá mới dựa trên nguyên lý "không đốt cháy", như thuốc lá làm nóng, thuốc lá ngậm (snus), kẹo gum nicotine. Mục tiêu của hành động này là hướng tới cơ hội cải thiện sức khỏe cộng đồng và thay thế dần thuốc lá điếu truyền thống để giảm ảnh hưởng lên sức khỏe đối với người không thể cai thuốc.

FDA phân biệt rõ các loại sản phẩm cung cấp nicotine dựa trên cơ sở khoa học và mức độ gây hại, giúp người dùng có lựa chọn phù hợp, đồng thời không khẳng định các sản phẩm này là an toàn và nới lỏng giám sát.

Theo FDA, việc thẩm định khoa học và công bố tiềm năng giảm tác hại của các sản phẩm này là quan trọng song hành cùng việc thực thi chính sách siết chặt quản lý nhằm ngăn ngừa giới trẻ tiếp cận. Tại Mỹ, độ tuổi của người được phép sử dụng thuốc lá đã được điều chỉnh tăng từ 18 lên 21.

Liên quan đến vấn đề này, trong tọa đàm "Thuốc lá thế hệ mới: Đủ điều kiện để quản lý theo luật hiện hành", ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cũng từng nhấn mạnh tiếp cận thuốc lá là quyền hợp pháp và cần bảo vệ người dùng trưởng thành (trên 18 tuổi) bằng những sản phẩm thuốc lá chính thức

Ứng xử của WHO với thuốc lá mới

Đến thời điểm này, WHO chưa có sự thống nhất các quan điểm ứng xử đối với thuốc lá mới. Mặc dù, WHO khuyến nghị cấm thuốc lá mới, nhưng nghiên cứu của tổ chức này vào năm 2015 khẳng định các sản phẩm "ít độc hại hoặc ít gây nghiện hơn" có thể góp phần giảm tử vong và bệnh tật liên quan đến thuốc lá. 

Quan  điểm của WHO và  FDA đối với  thuốc lá mới -0
Một bảng hiệu tại Tokyo nêu rõ cấm hút thuốc lá điếu, nhưng cho phép sử dụng thuốc lá làm nóng.  (Nguồn https://www.shutterstock.com/vi/image-photo/minato-ward-tokyo-japan-april-2023-2292464175)

Một nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Toàn cầu về Nicotine (GFN) lần thứ 9 ở Ba Lan cho thấy biện pháp MPOWER của WHO không giúp giảm tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá điếu tại châu Âu. Các quốc gia áp dụng triệt để MPOWER bằng cách cấm thuốc lá mới cũng không đạt được kết quả tích cực trong giảm tiêu thụ thuốc lá.

Điển hình là Thái Lan, việc buôn lậu thuốc lá mới tại quốc gia này tăng đáng kể sau khi áp dụng chính sách cấm vào năm 2014, bất chấp chế tài xử phạt hình sự 10 năm tù với tội danh buôn lậu. Tương tự, Singapore cũng ghi nhận số người bị bắt vì sử dụng và sở hữu thuốc lá mới tăng gấp gần 4 lần sau 7 năm áp dụng sắc lệnh cấm từ năm 2015.

Dù chưa có sự thừa nhận từ WHO, nhưng ngày càng có nhiều quốc gia thành viên của tổ chức này công nhận vai trò các sản phẩm thuốc lá mới. Hiện có 184/195 nước thành viên của WHO hợp pháp hóa thuốc lá làm nóng theo luật hiện hành.

Nhật Bản là một ví dụ điển hình với ghi nhận giảm đáng kể doanh số thuốc lá điếu từ khi thuốc lá làm nóng được ra mắt, mà không cần đến sự can thiệp về chính sách thuế từ chính phủ. Ở Nhật, thuốc lá làm nóng cũng tuân thủ Đạo luật kinh doanh thuốc lá, nhưng có các quy định ít khắt khe hơn so với thuốc lá điếu. Cụ thể, thuốc lá làm nóng được phép sử dụng tại nhiều khu vực công cộng hơn, bị áp thuế ít hơn, và nới lỏng quy định dán nhãn cảnh báo sức khỏe hơn so với thuốc lá điếu.

Từ cơ sở trên, giới chuyên gia đề xuất WHO xem xét lại chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá bằng việc đánh giá lại những lập luận trước đây của cơ quan này về các sản phẩm ít nguy cơ hơn từ đó có những hướng dẫn phù hợp, thay vì các lệnh cấm đoán cực đoan. Theo đó, các dữ liệu đời thực từ những thành công của các quốc gia như Nhật, Anh, Thụy Điển cùng với các nghiên cứu và sở cứ khoa học của FDA, PHE (Cơ quan Y tế Công cộng Anh),… là những bằng chứng xác đáng có giá trị để WHO tham khảo.

Quân Trần
#