Sớm tháo gỡ điểm “nghẽn” trong phân cấp, phân quyền

NGUYỄN THỊ OANH - Phó Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đồng Nai

Thời gian qua, các luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản pháp luật của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho chính quyền địa phương triển khai thực hiện, đồng thời ban hành văn bản cụ thể hóa thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên, quá trình đó không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với vấn đề phân cấp, phân quyền, rất cần “bàn tay” của Quốc hội, giúp cho việc tháo gỡ những điểm “nghẽn”, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dự án bờ kè ven sông Đồng Nai được xây dựng sẽ thay đổi diện mạo của thành phố Biên Hòa.
Một đoạn dự án bờ kè ven sông Đồng Nai đang thi công. Nguồn: ITN

Thường trực HĐND các địa phương nói riêng và chính quyền địa phương nói chung rất trân trọng sự lắng nghe và tích cực trong việc xử lý vướng mắc ở địa phương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều này thể hiện qua việc 30 nội dung kiến nghị liên quan đến hoạt động HĐND, UBND được Ban Công tác đại biểu tổng hợp tại Văn bản số 320/BCTĐB-CTĐB ngày 18.4.2023 gửi đến Văn phòng Chính phủ, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ phân công bộ, ngành chủ trì nghiên cứu, giải quyết, trả lời các kiến nghị theo thẩm quyền và địa phương đang chờ đợi kết quả giải quyết, trả lời thỏa đáng dưới sự giám sát kết quả trả lời của Quốc hội.

Tuy nhiên, những khó, vướng của địa phương trong thi hành pháp luật vẫn còn nhiều. Câu chuyện trong 6 tháng đầu năm 2022, TP. Hồ Chí Minh gửi 584 văn bản hỏi ý kiến và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hơn 600 văn bản trả lời, và dù có trả lời thì vẫn còn nhiều nội dung địa phương không biết phải thực hiện như thế nào chính là một ví dụ sinh động và cụ thể. Xin được phân tích thêm ở lĩnh vực “nóng” nhất hiện nay, gắn với địa bàn cụ thể, đó là phân cấp, phân quyền.

Gắn với phân cấp đồng bộ nguồn lực về tài chính, con người

Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10.1.2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước có giao, căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phân cấp trong quản lý nhà nước, UBND cấp tỉnh xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với UBND cấp huyện, xã và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi ban hành quyết định và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có một số ngành, lĩnh vực lại chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể của Trung ương (lĩnh vực thông tin và truyền thông, lao động) nên công tác triển khai thực hiện của địa phương còn nhiều khó khăn, chưa bảo đảm thời gian, tiến độ đề ra.

Bên cạnh đó, quy định phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay nhiệm vụ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đối với một số nhiệm vụ, lĩnh vực còn chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến khó khăn trong phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. Đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, nhiệm vụ Trung ương giao nhưng không giao kinh phí cho địa phương như: kinh phí diễn tập phòng thủ, huy động lực lượng dự bị động viên, lực lượng dân quan tự vệ... điều đó gây khó khăn cho việc cân đối, quản lý ngân sách địa phương.

Khoản 9 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước quy định không được dùng ngân sách của cấp này để chi nhiệm vụ của cấp khác, nhưng thực tế địa phương phải hỗ trợ thêm kinh phí cho các cơ quan Trung ương ở địa phương như: Tòa án, Viện Kiểm sát, Thống kê, Quân đội. Việc hỗ trợ này, mặc dù Kiểm toán Nhà nước có ý kiến không thống nhất nhưng các ngành dọc chủ quản thường có văn bản gửi địa phương đề nghị hỗ trợ, bởi lẽ các cơ quan ngành dọc đóng chân trên địa bàn cũng thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Do đó, phân cấp, phân quyền cho chính quyền, đặc biệt là cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ cần gắn với phân cấp đồng bộ nguồn lực về tài chính và con người để đủ sức đảm đương nhiệm vụ.

Rất cần “bàn tay” của Quốc hội

Đối với tổ chức bộ máy, ở cấp xã, hiện nay Chính phủ đã có Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; Nghị định có hiệu lực từ ngày 1.8.2023 và có những quy định khắc phục những hạn chế, khó khăn của các văn bản trước đây. Nhưng đối với cấp tỉnh, cấp huyện thì vẫn còn khó khăn, vướng mắc.

Đơn cử như thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, dân số khoảng 1,5 triệu người, có thể nói là thành phố thuộc tỉnh đông dân nhất hiện nay. Dân số Biên Hòa nhiều hơn dân số thành phố Đà Nẵng nhưng bộ máy quản lý nhà nước vẫn là bộ máy cấp huyện, đây là điều bất hợp lý và khó khăn cho công tác quản lý, điều hành và tạo áp lực công việc rất lớn lên đội ngũ cán bộ công chức. Từ thực tế của địa phương, Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét, kiến nghị Chính phủ quy định khung số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện theo hướng: Chính phủ quy định số lượng tối đa và số các cơ quan "cứng" được thành lập và quy định "mở" giao cho địa phương tự quyết định việc thành lập một số cơ quan chuyên môn bảo đảm phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện không vượt quá số lượng theo quy định.

Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội phải phù hợp với phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách để bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Những vấn đề khó, vướng của địa phương trong thi hành pháp luật như phân tích nêu trên rất cần “bàn tay” của Quốc hội, giúp cho việc tháo gỡ những điểm “nghẽn”, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hội đồng nhân dân

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô
Chuyển động

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô

Sáng 21.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối kinh tế về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân Gia Lai chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Quế Mai
Hội đồng nhân dân

Tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu biến đổi khí hậu

Tại Kỳ họp thứ 22 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua 17 nghị quyết quan trọng. Trong đó, nhằm tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chấp thuận phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ đầu tư Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai (ADB9), với tổng mức đầu tư 440,036 tỷ đồng, tương đương 18,999 triệu USD.

Toàn cảnh phiên chất vấn về tài chính - đầu tư xây dựng của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo điều kiện tạm ứng thực hiện dự án bảo đảm tiến độ

Riêng đối với nội dung chất vấn liên quan đến việc ứng vốn từ Quỹ phát triển đất cho Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất phương án giải quyết, tạo điều kiện cho UBND thành phố tạm ứng quỹ phát triển đất để thực hiện dự án bảo đảm đúng tiến độ…

Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng các đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chuyển động

Vĩnh Phúc: Kiện toàn nhân sự UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều 18.10, HĐND tỉnh Khóa XVII đã khai mạc kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự; xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Quang Nguyên chủ trì kỳ họp.

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Tùng
Hội đồng nhân dân

Bố trí kinh phí xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

HĐND thành phố Hải Phòng vừa giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại một số công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Chư Pưh
Diễn đàn

Bài 1: Chưa thu hồi dứt điểm vốn ứng quá hạn

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, nhiều địa phương, sở, ngành chưa giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là tiến độ giải ngân một số tiểu dự án, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số vốn ứng quá hạn của Quỹ phát triển đất trong báo cáo tại phiên giải trình ngày 3.10.2023 của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đến nay cũng chưa thu hồi dứt điểm; hoạt động điều hành của Quỹ phát triển đất còn lúng túng…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân đối với tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… Đồng thời, cần quan tâm tính khả thi của việc quy hoạch các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; có chế tài xử lý với đơn vị trúng đấu giá nhưng không đưa các mỏ vào khai thác…

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương
Chuyển động

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương

Chiều 16.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Tám, gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dữ liệu.

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở giám sát

Tăng cường gắn kết với cử tri - “mạch nguồn” hoạt động của đại biểu, cơ quan dân cử, cùng với đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay, mang lại hiệu quả thiết thực. Đoàn giám sát xuống thực tế cơ sở trao đổi với người dân, ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở tổ chức hội nghị giám sát việc giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên
Diễn đàn

Đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường

Nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là việc trình chiếu phóng sự bằng hình ảnh sinh động, thuyết phục đã đưa“hơi thở” cuộc sống vào nghị trường, giúp cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên về những vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm thực sự sôi động, trách nhiệm. Trên cơ sở đó, kết luận phiên họp đã yêu cầu rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với nhiều vấn đề đặt ra, làm cơ sở thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình ĐẶNG BÍCH NGỌC (ẢNH BOX)
Hội đồng nhân dân

Quan tâm hỗ trợ đời sống người dân vùng cao

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho thấy, số trường hợp được cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt thấp so với kế hoạch; việc xác minh các thông tin về QSDĐ gặp khó khăn do thiếu thông tin chính xác, tài liệu không đầy đủ hoặc các vấn đề pháp lý phức tạp. Theo đó, đoàn giám sát đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân kết luận buổi giám sát.
Hội đồng nhân dân

Huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm

Làm việc với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cao Bằng về thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, khởi tố, điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 kiến nghị các cơ quan tăng cường phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương vận động Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm và phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp số liệu báo cáo bảo đảm đúng quy định, chính xác, kịp thời.

Toàn cảnh cuộc giám sát tại xã Cán Chu Phìn
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục xây dựng mô hình hiệu quả phòng, chống tảo hôn

Giám sát kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 498 ngày 14.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2025” tại huyện Mèo Vạc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Hà Giang đề nghị, huyện cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Tiểu dự án 2 - Dự án 9. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình phòng chống tảo hôn trên địa bàn.