Sở Nội vụ Hà Nội phản hồi việc sinh viên sư phạm Trường ĐH Thủ đô chưa nhận kinh phí hỗ trợ

Liên quan đến việc, sinh viên sư phạm Trường ĐH Thủ đô vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, thành phố đã có quyết định về việc giao bổ sung kinh phí cho Trường ĐH Thủ Đô để cấp cho sinh viên, Sở Tài chính đã đưa vào dự toán ngân sách và đang đợi chi.

Giao bổ sung kinh phí cho Trường  Đại học Thủ Đô

Mới đây, tại Hội nghị Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2023 do Bộ GD-ĐT tổ chức, đại diện Trường ĐH Thủ đô cho biết, từ năm học 2021-2022 đến nay, khi Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm chính thức được áp dụng, Trường ĐH Thủ đô vẫn chưa nhận được kinh phí để trả cho sinh viên.

Giải thích về điều này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, Nghị định 116/2020/NĐ-CP đã quy định rõ các trường đại học, cao đẳng sư phạm địa phương thì tỉnh, thành phố chi trả kinh phí cho sinh viên. Luật Ngân sách không cho phép ngân sách trung ương cấp trực tiếp về các trường đại học, cao đẳng địa phương. Với trường hợp của Trường ĐH Thủ đô, Thành phố Hà Nội cần có trách nhiệm chi trả kinh phí này cho trường.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, trong năm học này, địa phương nào không cấp kinh phí theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, Bộ GD-ĐT sẽ không cấp chỉ tiêu cho các trường thuộc địa phương đó. Việc giải quyết tiền trợ cấp cho sinh viên là trách nhiệm của cả nhà trường và địa phương.

Trao đổi với báo Đại biểu Nhân dân về nội dung này, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Đinh Mạnh Hùng cho biết, Bộ GD-ĐT khẳng định khoản ngân sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP thuộc về trách nhiệm của địa phương là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định việc cấp ngân sách cần dựa trên cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu.

Hà Nội đã đưa vào dự toán ngân sách và đang đợi chi -0
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Đinh Mạnh Hùng

Theo ông Hùng, chỉ khi địa phương có giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu thì mới có cơ sở để thông qua chi ngân sách, việc này phải đúng quy trình, minh bạch. Nhưng với Hà Nội năm học 2021-2022 chưa hề giao nhiệm vụ, đặt hàng với Trường ĐH Thủ Đô.

Thời điểm Nghị định 116/2020/NĐ-CP ban hành và áp dụng gần như kế hoạch tuyển sinh đã hoàn tất, do đó địa phương không kịp đặt hàng, như vậy không có cơ sở để chi. Tuy nhiên, nhà trường vẫn đào tạo theo nhu cầu xã hội, đến nay thành phố đã có quyết định về việc giao bổ sung kinh phí cho Trường ĐH Thủ Đô để cấp cho sinh viên, Sở Tài chính đã đưa vào dự toán ngân sách và đang đợi chi.

Cần hỗ trợ cho sinh viên sư phạm thông qua ngân hàng chính sách

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Đinh Mạnh Hùng cho biết, năm học 2023-2024, TP.Hà Nội đăng ký chỉ tiêu đặt hàng với Bộ GD-ĐT là 2.883 chỉ tiêu ở tất cả các cấp học. Tuy nhiên con số thực tế còn cần dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh của trường được giao, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường sư phạm và số lượng thí sinh đang ký nhận trợ cấp này.

Cùng với đó, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên hàng năm sẽ thay đổi theo số giáo viên về hưu, chuyển công tác, số lượng học sinh tăng lên. Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho biết, với số lượng giáo viên thành phố hiện có, số sinh viên đã tốt nghiệp sư phạm và đang đào tạo bảo đảm đủ giáo viên trong những năm tới.

Hà Nội đã đưa vào dự toán ngân sách và đang đợi chi -0
Thầy và trò Trường Đại học Thủ Đô

Nói thêm về việc thực hiện, triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP, ông Đinh Mạnh Hùng cho rằng, đây là chính sách tốt, giúp đào tạo được đội ngũ giáo viên ra nghề đáp ứng nhu cầu của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các địa phương miền núi, khu vực vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.

Song quá trình triển khai vẫn còn một số vướng mắc. Cụ thể, quá trình giao chỉ tiêu, đặt hàng, đấu thầu đến chi ngân sách không gặp khó, nhưng các địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn khi sinh viên tốt nghiệp mà không làm việc trong các cơ sở giáo dục. Khi đó, địa phương sẽ gặp khó khi đòi lại khoản tiền hỗ trợ này.

“Theo 116/2020/NĐ-CP là trong vòng 2 năm sau khi tốt nghiệp phải làm việc tại các cơ sở giáo dục, nếu không sẽ phải hoàn trả lại khoản tiền đã nhận, chính quyền địa phương phải đứng ra thu hồi. Sẽ phải thu hồi thế nào trong khi sinh viên ra trường còn khó khăn, việc làm chưa có. Nếu địa phương không thu hồi được đồng nghĩa với việc làm thất thoát ngân sách Nhà nước.", ông Hùng băn khoăn.

Bên cạnh đó, dù địa phương đã đặt hàng các trường đào tạo theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, nhưng sau khi tốt nghiệp vẫn phải thi tuyển bình thường theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư 06/2020/TT-BNV quy định về thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức... Như vậy nếu quy trình tuyển dụng này ứng viên không trúng tuyển vào được các cơ sở giáo dục thì số tiền đã nhận vẫn phải trả lại”, ông Hùng thông tin thêm.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cũng cho rằng, mức hỗ trợ theo 116/2020/NĐ-CP với sinh viên sư phạm không nên cào bằng giữa các địa phương, ở các khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa, miền núi còn thiếu giáo viên nên xem tăng mức hỗ trợ để thu hút sinh viên.

Đồng thời, từ những vướng mắc của Trường ĐH Thủ Đô, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Đinh Mạnh Hùng kiến nghị, Nhà nước nên xem xét rót tiền vốn hỗ trợ cho sinh viên sư phạm thông qua hệ thống các ngân hàng chính sách. Ngân hàng cấp tiền hỗ trợ cho sinh viên dưới dạng khoản vay.

Trong vòng 2 năm sau khi tốt nghiệp theo đúng quy định trong 116/2020/NĐ-CP, nếu sinh viên đáp ứng yêu cầu, làm việc trong ngành giáo dục thì khoản vay trên sẽ được tự động xóa.

Trường hợp sinh viên không đáp ứng yêu cầu, ngân hàng sẽ thu hồi khoản vay đã cấp. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, cách làm này sẽ giúp đơn giản hóa, minh bạch chính sách hỗ trợ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho sinh viên cũng như giảm áp lực cho các địa phương.

Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 4. Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ

1. Mức hỗ trợ:

a) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;

b) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

2. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

Trao đổi

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài
Giáo dục

Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài

Tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ vừa ban hành, điều kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn, bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?
Giáo dục

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?