Chính sách và cuộc sống

Sao lại “sợ” minh bạch?

Đất nước vận hành theo dòng chảy thời đại là không thể khác! Dòng chảy thời đại ấy đòi hỏi sự trung thực của các cơ quan công quyền trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Dòng chảy ấy chính là sự minh bạch, công khai để người dân có thể kiểm tra, giám sát!

Rất mừng trong chỉ đạo của Đảng với thông điệp: “Gần dân, lắng nghe dân, trọng dân” đã tạo ra luồng gió mới trong xã hội! Đó cũng chính là bước tiến mới trong công khai minh bạch thông tin về đất nước, về từng bộ ngành và thực tiễn cơ sở.

Đất nước thuận lợi gì, khó khăn, thách thức gì người dân hiểu biết sẽ chia sẻ, sẽ hiến kế với các bộ ngành. Sáng tạo và thông minh trong nhân dân chính là trí tuệ vô cùng phong phú. Hãy nhìn từ cuộc chiến chống tham nhũng và thao túng quyền lực xử lý nghiêm cũng từ “tai mắt” của dân và báo chí. Hãy nhìn về những con số tăng trưởng kinh tế 7,08%, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đất nước có được như năm 2018 vừa qua, đâu khác chính là từ đóng góp rất lớn của người dân và các doanh nghiệp. Thu ngân sách tăng cũng từ sự điều hành minh bạch của chính quyền các cấp giờ đã khác xa. Cái tốt, việc hay, điều chưa được, chưa tốt đều “phơi ra” hết, khi công nghệ thông tin, thời công nghệ số đang trong thế “thượng phong”.

Họp tổng kết năm 2018 với ngành tài nguyên - môi trường, người đứng đầu Chính phủ phải nói như kêu trời về ký tá các dự BT đổi đất lấy hạ tầng trong thời kỳ trước làm thất thoát nguồn lực quá trời đất!

Đó chính là sự không minh bạch, hay nói thẳng ra là “làm xiếc” trong chỉ định thầu không qua đấu giá. Bao nhiêu lợi nhuận lọt vào túi tư nhân với nhóm lợi ích chia chác cho nhau ai biết hết?

Minh bạch là rất cần để từ vĩ mô ban hành các chính sách, quy định để điều hành đất nước đi đúng quỹ đạo. Nhưng sự minh bạch vẫn cứ bị “nhóm lợi ích” chĩa vòi vào để làm méo mó kỷ cương phép nước. Thôi thì hàng ngàn trường hợp lợi dụng chính sách để trở thành những “thương binh giả, người có công giả” ở Nghệ An không thể không ngẫm ngợi? Thôi thì bằng cấp, chứng chỉ giả đưa vào như làm đẹp hồ sơ, cài cắm người nhà. Đến cả những “ù xọe” trong thu phí các dự án BOT, vẽ ra cả những trạm thu phí không đúng, thì sự trung thực và minh bạch ở đâu? Có không những chuyện tài liệu văn bản không đáng “mật” cũng cộp cái dấu “mật” vào như trong vụ mua bán AVG quá tai tiếng?

Hội chứng ngại minh bạch, sợ công khai cần phải chặn đứng càng nhanh càng tốt. Vì sao việc thu phí tự động BOT các chủ đầu tư cứ ỳ ra vin đủ cớ khó? Vì sao việc định giá tài sản trong cổ phần hóa các DNNN vẫn cứ kiểu “tranh sáng tranh tối”, để cuối cùng những vị trí “đất vàng, đất kim cương” lọt vào tay tư nhân với giá bèo quá dễ. Hãy rà soát, thanh tra, kiểm toán những tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn nhà nước sản xuất kinh doanh thua lỗ, làm âm vốn, mất vốn, nhưng lãnh đạo các doanh nghiệp này vẫn sống như “vương giả”?

Dòng chảy thời đại dứt khoát không có “đất sống” cho kiểu tư duy sợ minh bạch, ngại kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Không thể cứ “phạt cho tồn tại” trong xây dựng sai phép vượt tầng, vì đó là cách bóp méo kỷ cương. Càng không thể có chuyện xin được tự thanh tra, kiểm tra, tự xử lý nội bộ để xóa nhòa sai phạm, để kéo lùi sự minh bạch công khai.

Đất nước với tư duy nhìn thẳng, nói thẳng, càng thấy nhiều thách thức khó khăn phía trước. Rõ ràng sự công khai minh bạch phải thực hiện quyết liệt hơn. Rõ ràng quyền kiểm tra, giám sát của người dân càng phải phát huy mạnh hơn!

Chính sách và cuộc sống

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách và cuộc sống

Đòn bẩy thể chế

Dù đã có nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhưng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự trở thành động lực trung tâm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Người dân, doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2026. Đây là chính sách được người dân và doanh nghiệp - đối tượng được thụ hưởng trực tiếp, rất chờ đợi.