Sáng tạo từ di sản

Tìm kiếm cơ hội sáng tạo từ những giá trị văn hóa truyền thống, nhiều dự án khởi nghiệp của người trẻ thời gian qua hướng đến bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân gian, sản phẩm thủ công, thời trang, ẩm thực truyền thống…

Không gian cho nghệ thuật truyền thống

Tại trò chuyện kết nối "Sáng tạo và di sản", nằm trong hoạt động của CLB Di sản kết nối - một sáng kiến do Hội đồng Anh khởi xướng, Giám đốc điều hành Trung tâm Xúc tiến, Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (VICH) Nguyễn Thị Lệ Quyên cho biết, từ năm 2023, VICH đẩy mạnh các chương trình và sự kiện sử dụng chất liệu di sản, hướng đến nhiều đối tượng khán giả thụ hưởng tại Hà Nội. Mỗi giai đoạn, Trung tâm tập trung 1 - 2 loại hình, trước đó là hát văn, nay là kịch hát dân tộc như chèo, tuồng, xẩm…

“Chúng tôi đang tập trung vào chương trình Di sản trong lòng phố, bởi khi quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc đưa khán giả đi đâu; nếu đưa di sản đến với khán giả, di sản ấy sẽ bị xa rời không gian tồn tại của nó, nhưng đưa khán giả đến với di sản, không gian ra đời và phát triển của di sản bị mai một. Do đó, phải xây dựng các không gian văn hóa phù hợp với loại hình di sản muốn quảng bá”, chị Quyên phân tích.

Chương trình giới thiệu nghệ thuật xẩm tại Hà Nội - Ảnh: VICH
Chương trình giới thiệu nghệ thuật xẩm tại Hà Nội - Ảnh: VICH

Ví dụ hát xẩm, không gian biểu diễn xưa là chợ, bến tàu xe… nhưng nay không thể tạo sân khấu ngoài chợ để giới thiệu về hát xẩm. Vì thế, VICH kết hợp với các đơn vị có không gian văn hóa tương đối gần gũi với nghệ thuật truyền thống và tìm nội dung xẩm phù hợp với không gian đó để trình diễn. Như chương trình “Xẩm Tonkin” biểu diễn trong ngôi biệt thự Pháp cổ xây dựng cách đây hơn 110 năm tại phố Châu Long, nhóm thực hiện đã lên ý tưởng riêng để kể câu chuyện Hà Nội thời kỳ 1905 - 1920, về con người, đời sống phố thị, về con phố Châu Long… Hiện nay các chương trình của VICH diễn ra hàng tuần, thu hút đông đảo khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. 

Trong mỗi sản phẩm của chương trình Di sản trong lòng phố, theo chị Quyên, ngoài nội dung đi theo bối cảnh, những người thực hiện còn cố gắng tạo đa dạng trải nghiệm cho khán giả. Khán giả đến với buổi diễn, ngoài được nghe các làn điệu, bài hát, còn được nhìn, chạm, kết nối ẩm thực, mùi hương để đánh thức các giác quan với những nguyên liệu liên quan đến nội dung nghệ thuật khai thác, tạo cảm nhận chung của show diễn…

Đòn bẩy phát triển bền vững

Gần đây, nhiều người trẻ yêu văn hóa Việt quan tâm sáng tạo trên nền di sản, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Điều này không chỉ giúp duy trì và phát huy giá trị di sản văn hóa mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh bền vững và mang tính địa phương.

Hơn 10 năm gắn bó xây dựng điểm du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, Hòa Bình, chị Đinh Thị Hảo - Công ty cổ phần Du lịch Cộng đồng Đà Bắc (Đà Bắc CBT) đúc kết: bbảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tính đoàn kết của cộng đồng là "đòn bẩy" cho du lịch cộng đồng phát triển. “Khi phát triển du lịch cộng đồng và lượng khách nước ngoài chiếm hơn 70%, bên cạnh đưa du khách thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, hòa vào sinh hoạt cộng đồng với nơi lưu trú là ngôi nhà truyền thống, ẩm thực bản địa, người làm du lịch còn cố gắng thiết kế nhiều hoạt động trải nghiệm dựa trên văn hóa truyền thống, như in sáp ong, nhuộm chàm của đồng bào Dao tiền, trải nghiệm làm giấy dó…”. Các hoạt động trải nghiệm được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách trải nghiệm tại các bản làng. Bên cạnh Đà Bắc, Công ty cũng hỗ trợ 25 bản làng tại 4 tỉnh Tây Bắc phát triển du lịch cộng đồng theo hướng tương tự.  

Du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách với những trải nghiệm dựa trên di sản. Ảnh: Đà Bắc CBT
Du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách với những trải nghiệm dựa trên di sản. Ảnh: Đà Bắc CBT

Phụ trách doanh nghiệp xã hội hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, anh Đồng Thành Danh, Công ty Bảo tồn di sản văn hóa Ninh Thuận cho biết: “hướng tới mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc để kết nối cộng đồng, thúc đẩy sinh kế và phát triển bền vững, chúng tôi giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù văn hóa dân tộc. Đồng thời, kết nối cộng đồng, chuyên gia và doanh nghiệp để quảng bá di sản văn hóa dân tộc; thực hiện các dự án nâng cao năng lực cộng đồng và phát triển du lịch gắn với di sản, như vận động thành lập mạng lưới nghệ nhân, câu lạc bộ nghệ nhân làm gốm gắn với du lịch; thực hiện nghiên cứu, lưu trữ số hóa và tư liệu hóa lễ hội và âm nhạc nghi lễ người Chăm và Raglai…”.

Việc sáng tạo với di sản văn hóa ngày càng được nhiều nhóm bạn trẻ quan tâm, như Hiếu Văn Ngư (Cultura Fish) - nhóm nghiên cứu, ứng dụng và sáng tạo văn hóa - nghệ thuật, với các dự án tiêu biểu: Hát bội 101, Phong hoa ca vịnh, các chương trình giáo dục theo lối kể chuyện nhập vai; Lamphong Studio - xưởng thiết kế sáng tạo với đội ngũ họa sĩ, nhà thiết kế trẻ thực hiện những sản phẩm thủ công, nguyên liệu truyền thống, tạo nên những thiết kế mới, câu chuyện mới cho sản phẩm từ các làng nghề… Thực tế, với bề dày lịch sử, đa sắc màu văn hóa, di sản có thể là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo. Những người tâm huyết với di sản có thể khai phá kho báu văn hóa để tạo những sản phẩm, dịch vụ mới, dễ dàng tạo ra sự độc đáo và đặc trưng. Các sản phẩm này cũng có thể tạo một liên kết mạnh mẽ với người tiêu dùng nội địa, làm tăng giá trị xuất khẩu bởi khi sản phẩm sáng tạo mang đậm bản sắc văn hóa thường thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước.

Việc kết nối sáng tạo với di sản cũng giúp duy trì và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần đưa di sản phổ biến hơn trong cộng đồng. Tuy nhiên, những người đi trên con đường này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như khả năng tiếp cận thị trường, năng lực chuyên môn và tài chính, thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu… Bởi vậy, ngoài mong chờ sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn thông qua các chính sách của Nhà nước, những người làm sáng tạo đang kết nối các bên liên quan để có thể phát triển, đóng góp nhiều hơn cho ngành công nghiệp văn hóa.

Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...