Rộng cửa cho lao động Việt ở nhiều thị trường thu nhập cao

Già hóa dân số đang trở thành "đám mây đen" bao phủ lên toàn bộ thị trường lao động thế giới. Cả châu Á, châu Âu và châu Mỹ đều đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng. Đây là cơ hội cho lao động Việt Nam và cũng cho thấy còn dư địa rất lớn để tiếp tục phát triển những thị trường lao động ngoài nước có thu nhập cao.

Dự báo tiếp tục phá vỡ kỷ lục

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), năm 2023 có gần 160.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Một số thị trường trọng điểm có số lao động sang làm việc tăng trưởng mạnh mẽ là Nhật Bản với hơn 80.000 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) trên 58.000 lao động, Hàn Quốc hơn 11.000 lao động… Ngoài ra, thị trường châu Âu cũng có "cửa sáng" khi những hiệp định hợp tác về lao động tiếp tục được ký kết trong các chuyến công du của lãnh đạo Đảng, Nhà nước thời gian qua.

Theo ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong nhiều loại hình ngành nghề, công việc. Đơn cử như sản xuất, chế tạo (cơ khí, dệt may, giày da, lắp ráp điện tử...); xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản); dịch vụ (chăm sóc người cao tuổi, người bệnh, giúp việc trong gia đình) với điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt, chế độ phúc lợi bảo đảm.

Thu nhập của người lao động cao và ổn định, dao động 1.200 - 1.600 USD/tháng tại Nhật Bản và Hàn Quốc; 800 - 1.200 USD/tháng tại Đài Loan (Trung Quốc) và các nước châu Âu; 700 - 1.000 USD/tháng đối với lao động có nghề và 500 - 600 USD/tháng đối với lao động phổ thông ở địa bàn Trung Đông, châu Phi.

Nhân viên chăm sóc sức khỏe (điều dưỡng) đang là nghề được nhiều quốc gia phát triển tuyển dụng với mức lương cao (ITN)
Nhân viên chăm sóc sức khỏe (điều dưỡng) đang là nghề được nhiều quốc gia phát triển tuyển dụng với mức lương cao. Nguồn: ITN

Lượng kiều hối do người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chuyển về nước hàng năm ước tính 5 - 7 tỷ USD. Số tiền này đã giúp cải thiện cuộc sống của người lao động và gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là tại những tỉnh, thành phố có số lượng lớn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Năm 2024, Việt Nam tiếp tục đàm phán và xuất khẩu lao động sang nhiều thị trường mới như Trung Đông, châu Mỹ. Trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đưa được 23.195 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 18,56% kế hoạch năm... Theo các chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn có thể vượt kỷ lục của 2023 nếu duy trì các thị trường truyền thống và phát triển mạnh các thị trường mới.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong năm 2024, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với ổn định, duy trì các thị trường hiện có, Bộ sẽ phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lao động, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Thiếu nhân lực toàn cầu là cơ hội lớn cho người Việt

Theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, bên cạnh các thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam hiện nay như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, nhiều thị trường cũng đang có nhu cầu đối với lao động Việt Nam như các nước thuộc Đông Âu (Rumani, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Serbia).

Đặc biệt, thị trường lao động ở các nước Trung Đông, châu Phi sau thời gian trầm lắng nay có chiều hướng sôi động trở lại. Cơ quan chức năng của các nước này đang đặt vấn đề với Việt Nam nhằm thúc đẩy việc đưa và tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam với việc đề nghị tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tuyến, trực tiếp, đàm phán ký kết các thỏa thuận hợp tác lao động.

Theo ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, qua khảo sát, phía Ảrập Xêút, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) mong muốn nhận lao động trong các lĩnh vực ngành nghề cơ khí, xây dựng, sản xuất chế tạo, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, làm đẹp với mức lương từ 600 USD/tháng. Đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chứng chỉ tay nghề và khả năng ngoại ngữ, mức lương có thể đạt 1.000 - 1.500 USD/tháng.

Cùng với đó, các thị trường lao động có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia hay một số nước châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng do dân số già hóa và lực lượng lao động sụt giảm. Đây là cơ hội cho lao động Việt Nam và cho thấy còn dư địa rất lớn để tiếp tục phát triển những thị trường lao động ngoài nước có thu nhập cao. 

Thời gian qua, công tác mở rộng và phát triển thị trường lao động mới với loại hình ngành nghề mới, phù hợp, an toàn và thu nhập cao cho người lao động cũng như duy trì ổn định và phát triển các thị trường truyền thống, tập trung nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài thường xuyên được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm chỉ đạo.

Bên cạnh việc duy trì và phát triển thị phần tại các thị trường truyền thống, có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam sang làm việc, Việt Nam đã đàm phán và thống nhất về nguyên tắc với một số quốc gia tiềm năng, có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, với các ngành nghề phù hợp, thu nhập cao như Israel, Australia, Đức và một số quốc gia châu Âu...

Đời sống

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đời sống

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn 100 học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập đến từ 10 tỉnh miền núi phía Bắc đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt, tặng quà tại Tòa Nhà Quốc hội vào trưa ngày 16.9 vừa qua. Chư Tăng Chùa Ba Vàng cũng đã có mặt tham dự và trao quà tới các em.

Quang cảnh buổi thu nhận mẫu ADN cho các thân nhân liệt sỹ tại huyện Thạch Thất
Xã hội

Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng có mặt tại sân bay Nội Bài để động viên đoàn thí sinh Việt Nam trở về từ cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới.
Đời sống

Việt Nam liên tiếp giành huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới

Tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47 vừa kết thúc tại Lyon (Pháp), đoàn Việt Nam đã giành được 1 Huy chương Đồng và 3 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Việc thí sinh giành giải cao ở các kỳ thi kỹ năng nghề trong khu vực và quốc tế không chỉ mang vinh quang về cho Tổ quốc mà còn là tấm gương, nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ trong phát triển kỹ năng bản thân tiến tới hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Từ 1.8, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân Nguồn: Bảo hiểm xã hội Đồng Nai
Đời sống

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích

Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2024, người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua tài khoản cá nhân đạt tỷ lệ 75% tại khu vực đô thị, BHXH tỉnh Đồng Nai đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, cũng như tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng.