Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện Thạch Thất (Hà Nội):

Quyết tâm xây dựng quê hương Thạch Thất ngày càng giàu đẹp

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) được coi là vùng đất cổ, được thiên nhiên ưu đãi, là nơi “Địa linh nhân kiệt” của xứ Đoài, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Truyền thống đoàn kết, yêu nước lâu đời

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử cùng với sự thay đổi nhiều lần về tên gọi và địa giới hành chính, nhưng những giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu mà Thạch Thất có như: chùa Tây Phương; Danh nhân văn hóa - Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và những sự kiện lịch sử về chống giặc ngoại xâm, góp phần giữ gìn giang sơn, bờ cõi, đã khẳng định truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, kiên cường cách mạng của Nhân dân trong huyện kể từ khi hình thành vùng đất, con người Thạch Thất đến nay.

Đặc biệt, sau khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Sơn Tây, ngày 15.6.1945 chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương huyện Thạch Thất được thành lập. Vừa mới ra đời, chi bộ đã lãnh đạo Nhân dân nhất tề nổi dậy tổng khởi nghĩa và giành chính quyền huyện trong cách mạng tháng 8 năm 1945.

Trước tình thế giặc Pháp với dã tâm xâm lược, quay lại cướp nước ta một lần nữa, Đảng ta đã sáng suốt đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân. Theo lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Đảng, Nhân dân huyện Thạch Thất lại cùng với cả nước đoàn kết chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong thời điểm ấy, mặc dù nhiều xã trên địa bàn huyện bị địch tạm chiến, lập tề, chúng tổ chức hàng trăm đợt càn quét, vây bắt cán bộ, đảng viên, tra tấn, đánh đập Nhân dân, nhưng không khuất phục được tinh thần yêu nước, bản lĩnh cách mạng kiên cường của quân và dân trong huyện.

Quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp -0
Ảnh tư liệu (nguồn: thachthat.hanoi.gov.vn)

Những chiến công oanh liệt và hy sinh của Nhân dân trong huyện đã góp phần chia lửa với chiến trường chung của cả nước, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu. Từ đó những địa danh “Cẩm bào mồ chôn giặc Pháp”, “Núi Nứa anh hùng”, “Hạ Bằng quật khởi” mãi mãi đi vào lịch sử truyền thống đấu tranh anh dũng của quê hương, như những trang sử hào hùng nhất của thời kỳ chống thực dân Pháp ở huyện Thạch Thất.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954, hầu như ngày nào cũng có lính ngụy mang vũ khí về đầu hàng, nhiều Ban tề mang Triện và sổ sách nộp cho Ủy ban kháng chiến. Xác định thời cơ đã đến, ngày 13.7.1954, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Mặt trận Việt Minh từ mọi ngả đường quân, dân các xã trong huyện, với khí thế cách mạng dâng cao, đã đổ về đánh chiếm Bốt Chi quan- căn cứ đầu não cuối cùng của thực dân Pháp trên địa bàn huyện, đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân và tay sai trên quê hương Thạch Thất, góp phần quan trọng cho ngày giải phóng Thủ đô (10.10.1954).

​Thực hiện Hiệp định Geneve, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Thạch thất lại cùng với Nhân dân cả nước tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược là: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. ​Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nối tiếp truyền thống cách mạng của quê hương, lớp lớp thanh niên Thạch Thất lại tình nguyện lên đường đi chiến đấu, từ năm 1954 đến năm 1975 đã tổ chức 32 đợt tuyển quân, tiễn đưa 10.346 người con của Thạch Thất lên đường nhập ngũ.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Thạch Thất tự hào là một trong những địa phương có tỷ lệ thanh niên nhập ngũ cao của cả nước. Huyện ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh các phong trào “Thanh niên 3 sẵn sàng”. “Phụ nữ 3 đảm đang”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Hậu phương thi đua với tiền phương”. Toàn huyện đóng góp 265.966 tấn lương thực, 2.610 tấn thực phẩm để chi viện cho chiến trường miền Nam, huy động gần 8000 dân quân tự vệ, biên chế thành 44 đại đội, xây dựng 107 trận địa, huy động hàng vạn ngày công, đào đắp hàng chục vạn khối đất đá, xây dựng trận địa, hầm hào và phục vụ chiến đấu tại Sân bay Hòa Lạc. Lực lượng vũ trang của huyện đã phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực trực tiếp chiến đấu 127 trận, tiêu biểu là trận đánh ngày 23.7.1966 bắn rơi 1 máy bay và bắt sống 2 giặc lái Mỹ; hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ chính trị trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đổi mới, phát triển toàn diện

Tổ quốc thống nhất, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thạch Thất phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hồng: thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, ngay từ đầu năm, huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chủ động xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, huy động được sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong huyện, thực hiện hiệu quả các giải pháp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ...

Quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp -0
Huyện Thạch Thất ngày càng giàu đẹp, khang trang (ảnh: thachthat.hanoi.gov.vn)

Kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, hầu hết các lĩnh vực đều đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023. Đến hết tháng 6.2024, ước có 7/19 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu KT-XH tổng hợp đạt và vượt kế hoạch năm được HĐND huyện giao; kinh tế ước đạt mức tăng trưởng khá, tăng 15,4%; Thu NSNN trên địa bàn ước đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng 122% so với cùng kỳ.

Các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục được nâng lên. Đến nay, Thạch Thất đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao(Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng), trong đó, 3 xã đạt chuẩn NTM kiễu mẫu(Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu)Năm 2024, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng NTM, phấn đấu có thêm 2 xã đạt tiêu chí xã NTM nâng cao là Lại Thượng, Phùng Xá; 2 xã đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu Đồng Trúc, Hạ Bằng. Từng bước xây dựng xã Phú Kim, Kim Quan đạt tiêu chí NTM nâng cao vào năm 2025. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện NTM, xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đáp ứng các nội dung, mức độ đạt chuẩn theo quy định.

Lượng khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn huyện tăng cao, ước đạt 181.000 lượt khách (tăng 21.000 lượt), trong đó du khách đến chùa Tây Phương đạt trên 95.000 lượt. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được duy trì, thực hiện nghiêm túc; văn hóa - giáo dục - y tế tiếp tục có nhiều tiến bộ; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và đảm bảo ổn định; an sinh xã hội được quan tâm, thực hiện thường xuyên, đảm bảo kịp thời...

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện Thạch Thất (13.7.1954 - 13.7.2024), nhằm tạo phong trào thi đua sôi nổi, cổ vũ cán bộ, đảng viên, Nhân dân và các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện quyết tâm lao động, sản xuất để xây dựng quê hương càng thêm giàu đẹp, khang trang. Huyện đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024, Lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử huyện Thạch Thất”; Hội thi Dân vận khéo huyện Thạch Thất năm 2024...

Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Người dân xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai được hỗ trợ trâu cái sinh sản
Địa phương

Bài 1: Tổng lực xóa nghèo

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế phát sinh nghèo. Những năm qua, chính sách giảm nghèo đã được Thái Nguyên cụ thể hóa bằng nhiều chỉ tiêu. Năm 2024, tỉnh bố trí gần 94 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhằm giảm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo.

Nâng cao chất lượng, mẫu mã với mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam
Trên đường phát triển

Nâng cao chất lượng, mẫu mã với mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mê Linh Chu Thị Hậu cho biết, thời gian qua, công tác tuyên truyền Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được Ban Chỉ đạo Cuộc vận động huyện chỉ đạo triển khai thực hiện với hình thức, đa dạng, phong phú thông qua việc tổ chức các hội nghị, các buổi tập huấn, các cuộc sinh hoạt của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện tới cơ sở; qua hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn; trang fanpage, các nhóm zalo...

Các nghệ nhân Thành phố Pleiku tái hiện nghi lễ truyền thống tại ngày hội. Ảnh: Bá Bính
Địa phương

Lan tỏa hình ảnh du lịch phố núi Pleiku

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Thành phố Pleiku (diễn ra từ ngày 15 - 17.11) đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách về thành phố cao nguyên xanh, giàu bản sắc, với những chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao ấn tượng. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Pleiku Đoàn Hữu Dũng hy vọng du khách, các vận động viên đã có những trải nghiệm tốt đẹp, khó phai; đồng thời, mong muốn du khách, vận động viên sẽ trở thành những đại sứ quảng bá cho hình ảnh du lịch phố núi Pleiku cũng như tỉnh Gia Lai đến bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Quảng Ninh: Triển khai hiệu quả các chương trình thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Triển khai hiệu quả các chương trình thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt

Triển khai thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính trị phát động từ ngày 31.7.2009, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo, tổ chức triển khai nghiêm túc, bài bản và đạt được những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam trên địa bàn.

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
Trên đường phát triển

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11.2005 – 23.11.2024), hướng tới Đại hội đảng bộ các cấp và Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, sáng 18.11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo Ban Quản lý di tích danh thắng khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.