Quyền lập hội là quyền cơ bản của công dân

(ĐBNDO) - Luật về hội là một trong luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền lập hội của công dân. Quá trình soạn thảo luật đã thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, chuyên gia. Tuy nhiên, qua thảo luận vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông nhấn mạnh tại Tọa đàm Tổ chức và hoạt động của hội những kinh nghiệm của Nhật Bản do VPQH phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) .

Quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946 và tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp sau này. Tính đến tháng 12.2014, nước ta có 52.565 hội gồm có 483 hội hoạt động trong phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động trong phạm vi địa phương, trong đó có 8.792 hội có tính chất đặc thù. Đây là những biểu hiện tích cực của quá trình dân chủ hóa xã hội, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong tiến trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cũng như việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền lập hội của công dân vẫn còn chậm, phân tán, thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Tổ chức, hoạt động của các hội và công tác quản lý nhà nước về hội còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước, thực hiện chủ trương dân chủ hóa đời sống xã hội và hội nhập quốc tế.

Tại tọa đàm, Trưởng ban cố vấn dự án JICA - ONA Tsuboi Yoshiharu cho rằng, Nhật Bản và Việt Nam khác nhau về chế độ chính trị nên các quan điểm về lập hội cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, cả 2 nước đều có điểm chung là Hiến pháp đều công nhận quyền lập hội của công dân. Do vậy, việc sớm ban hành Luật về hội là cần thiết để thể chế hóa quy định về quyền tự do lập hội của công dân.

Chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc tổ chức và hoạt động của hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Chứng nhận pháp nhân công ích, Văn phòng Nội các Nhật Bản Amemiya Takako cho biết, quyền tự do lập hội ở Nhật Bản được bảo đảm ở điều 21 Hiến pháp; đối với công đoàn lao động còn có quy định riêng tại điều 28, đối với các hội mang tính tôn giáo còn áp dụng quy định tại điều 20; ngoài ra đối với các chính đảng thì còn thiếu quy định rõ ràng nhưng cũng được hiểu là sẽ áp dụng điều 21 Hiến pháp.

Theo đó, các pháp nhân ở Nhật Bản không được thành lập nếu không dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự và các luật. Cụ thể, việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý pháp nhân có mục đích học thuật, nghệ thuật, từ thiện, nghi thức, tôn giáo hoặc các mục đích công ích khác, pháp nhân có mục đích kinh doanh hoạt động có lợi nhuận và các pháp nhân khác sẽ căn cứ theo quy định của luật này và các luật khác.
 
Pháp nhân công ích được thành lập thông qua việc được công chứng viên công chứng thực điều lệ và đăng ký, với tỷ lệ hoạt động vì mục đích công ích từ 50% trở lên, mức tài sản rảnh rỗi không vượt quá một mức nhất định. Trong khi pháp nhân hoạt động phi lợi nhuận đặc biệt (NPO) được thành lập thông qua việc cơ quan sở quản chứng thực các điều kiện như không có mục đích lợi nhuận, với tỷ lệ hoạt động công ích dưới 50%, chi phí hoạt động cho hoạt động phi lợi nhuận đặc biệt chiếm từ 80% trở lên…

Vụ án

Bài 2: “Tấm khiên chắn” trên không gian mạng
Tin tức pháp luật

Bài 2: “Tấm khiên chắn” trên không gian mạng

Trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của các đối tượng phạm tội, bên cạnh việc tung lực lượng theo dấu, truy bắt để triệt phá đến tận cùng “hang ổ”Phòng an ninh mạng còn thường xuyên phát đi những cảnh báo các dấu hiệu phạm tội để người dân, doanh nghiệp đề phòng, cảnh giác.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Cầu Đường Hà Nội kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm
Vụ án

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Cầu Đường Hà Nội kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm

Sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cầu Đường Hà Nội đã có Đơn Kháng cáo toàn bộ bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 46/2024/KDTM-ST ngày 6/11/2024 về việc Tranh chấp Hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh của Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm.

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Bắc Giang: Công an Lạng Giang khởi tố nhóm đối tượng mang dao kiếm đua xe gây náo náo loạn khu dân cư
Tin tức pháp luật

Bắc Giang: Công an Lạng Giang khởi tố nhóm đối tượng mang dao kiếm đua xe gây náo náo loạn khu dân cư

Ngày 16.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lạng Giang (Bắc Giang) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự cộng cộng xảy ra tại khu đô thị phía Tây, thị trấn Vôi ngày 25.8, đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội danh trên đối với 7 đối tượng.

Công an Hà Nội làm rõ đối tượng mạo danh shipper lừa đảo giao hàng
Vụ án

Công an Hà Nội làm rõ đối tượng mạo danh shipper lừa đảo giao hàng

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian tại địa bàn Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng về số lượng, mức độ nguy hiểm và hậu quả thiệt hại với phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi bằng việc sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội.

Quảng Ninh: Luật sư đưa ra nhiều luận điểm cho rằng bản án có dấu hiệu vi phạm tố tụng
Vụ án

Quảng Ninh: Luật sư đưa ra nhiều luận điểm cho rằng bản án có dấu hiệu vi phạm tố tụng

Sau khi nhận chuyển nhượng vốn góp, người đại diện của Tập đoàn Xuân Lãm khởi kiện đòi huỷ hợp đồng thương mại của khách hàng đã ký từ hơn 4 năm về trước đã có hiệu lực pháp luật. Khi vụ án được đưa ra xét xử, luật sư cho rằng những người liên quan trực tiếp đã không được HĐXĐ không đưa vào tham gia tố tụng nên bản án có dấu hiệu vi phạm về tố tụng và thiếu khách quan.

TAND quận Hoàn Kiếm ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cầu đường Hà Nội phản đối quyết liệt
Vụ án

TAND quận Hoàn Kiếm ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cầu đường Hà Nội phản đối quyết liệt

Liên quan vụ án “Tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh” giữa Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng Hà Nội và bị đơn là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cầu đường Hà Nội, phía bị đơn đã liên tiếp gửi công văn đưa ra nhiều căn cứ đề nghị thẩm phán Nguyễn Thị Hiền Hòa ban hành quyết định đình chỉ vụ án.

TAND TP Cần Thơ tuyên bản án nghiêm minh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân hàng chục năm đi đòi đất
Vụ án

TAND TP Cần Thơ tuyên bản án nghiêm minh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân hàng chục năm đi đòi đất

Sau 7 năm không đưa vụ án ra xét xử do Sở TN&MT Cần Thơ không cung cấp rõ thông tin về nguồn gốc và diện tích đất của các đương sự trong vụ việc người dân cho mượn đất rồi hàng chục năm mòn mỏi đi đòi lại, mới đây, TAND TP CầnThơ đã chính thức tuyên bản án nghiêm minh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.