Quốc hội Pháp nhất trí với dự luật ngân sách cuối cùng trước thời điểm quyết định

Sau các cuộc đàm phán căng thẳng, một ủy ban chung của Quốc hội Pháp đã nhất trí với phiên bản cuối cùng của dự thảo ngân sách năm 2025 vốn đã quá hạn từ lâu.

Các nhà lập pháp Pháp đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch ngân sách nhà nước sau cuộc họp tại Paris vào ngày 31.1. Ủy ban hỗn hợp gồm 7 hạ nghị sĩ và 7 thượng nghị sĩ chủ yếu bao gồm những người ủng hộ Thủ tướng Pháp François Bayrou và không có các đại diện cánh tả và đảng Tập hợp dân tộc cực hữu.

e31b8d0a-8e28-4875-aa7b-9963b3b8ec03.jpg
Sau những cuộc đàm phán căng thẳng, Thủ tướng François Bayrou đã đạt được thỏa thuận ngân sách với các bên khác nhau. Ảnh: Euro News

Tuy nhiên, đại diện Đảng Xã hội tuyên bố họ đã đạt được một số "chiến thắng" trong các cuộc đàm phán, bao gồm lời hứa không cắt giảm 4.000 việc làm trong giáo dục công và các nguồn lực bổ sung cho các bệnh viện công.

"Ngân sách không phải của chúng tôi, vì vậy vai trò duy nhất chúng tôi có thể đóng góp, như chúng tôi đã làm trong nhiều tháng qua, là giúp người dân Pháp tránh khỏi một số đau khổ nhất định", Chủ tịch đảng Xã hội tại Quốc hội, Boris Vallaud, phát biểu với một nhóm phóng viên.

Nhưng liệu những "chiến thắng" này có đủ để đảng trung tả không bỏ phiếu chống lại chính phủ Bayrou vào tuần tới không vẫn là một câu hỏi.

Theo ông Boris Vallaud, dự thảo cuối cùng sẽ được đệ trình để bỏ phiếu tại Quốc hội vào 3.2 và đảng Xã hội vẫn chưa đưa ra quyết định. Cả đại diện của đảng cực tả LF) và đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc đều bày tỏ sự bất bình với dự luật này.

Eric Coquerel, một nghị sĩ LFI, cho biết dự luật này "tệ hơn cả ngân sách của cựu Thủ tướng Barnier", ám chỉ người tiền nhiệm của Thủ tướng Bayrou, người đã bị lật đổ sau khi phe cánh tả và cực hữu hợp tác trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công vào tháng 12.2024.

Không rõ liệu đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc có ủng hộ việc bỏ phiếu bất tín nhiệm nếu không nhất trí với dự thảo ngân sách này hay không. Vì chính phủ của Bayrou không chiếm đa số ở hạ viện nên thủ tướng có thể sẽ sử dụng Điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu.

Tuy nhiên, việc viện dẫn điều khoản này trong Hiến pháp sẽ tự động kích hoạt một thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng và đe dọa sự tồn tại của chính phủ thiểu số mới được bổ nhiệm. Tổng cộng phe đối lập cần có 288 phiếu bầu để lật đổ chính phủ.

Vào cuối năm 2024, Thủ tướng khi đó là Michel Barnier đã bị các nghị sĩ lật đổ sau khi ông sử dụng điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy thông qua kế hoạch ngân sách an sinh xã hội mà không cần Quốc hội bỏ phiếu.

Những diễn biến hiện nay cho thấy nước Pháp đang rơi vào bế tắc chính trị kể từ khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giải tán Quốc hội sau khi đảng của ông phải chịu thất bại nặng nề trước phe cực hữu trong cuộc bầu cử châu Âu hồi tháng 6.

Cuộc bầu cử đột xuất kết thúc với việc hạ viện bị chia rẽ và không có đa số rõ ràng.

Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo
Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu gây sức ép lên Washington để thay đổi quyết định của Tổng thống Donald Trump muốn rút khỏi tổ chức này; đồng thời cảnh báo, nếu từ bỏ tư cách thành viên, Hoa Kỳ sẽ bỏ lỡ thông tin quan trọng về các đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu, gây hại cho người dân Mỹ.

Singapore sẽ phủ mát cho tất cả các tòa nhà công cộng, hướng tới cuộc sống xanh
Thế giới 24h

Singapore sẽ phủ mát cho tất cả các tòa nhà công cộng, hướng tới cuộc sống xanh

Cơ quan nhà ở công cộng của Singapore hôm 3.2 thông báo sẽ tiến hành áp dụng lớp phủ làm mát cho tất cả các tòa nhà công cộng trên toàn Singapore sau một đợt thí điểm thành công. Đây là một phần của chương trình rộng lớn hơn hướng tới cuộc sống bền vững cho tất cả người dân

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không bên nào chiến thắng trong vấn đề thuế quan
Thế giới 24h

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không bên nào chiến thắng trong vấn đề thuế quan

Trung Quốc kiên quyết lên án và phản đối quyết định của Mỹ áp dụng mức thuế bổ sung 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 2.2.

Năm 2025: Tây Ban Nha dự kiến có luật mới về bảo vệ quyền ngắt kết nối của người lao động
Thế giới 24h

Năm 2025: Tây Ban Nha dự kiến có luật mới về bảo vệ quyền ngắt kết nối của người lao động

Trong năm 2025, người lao động tại Tây Ban Nha dự kiến sẽ chính thức có quyền từ chối nhận email, cuộc gọi công việc ngoài giờ làm mà không phải lo ngại bị trừng phạt hay ảnh hưởng đến công việc. Luật mới nhằm chấm dứt tình trạng nhân viên bị làm phiền trong thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là với những người làm việc từ xa.

Hàn Quốc chi 327 triệu USD để ngăn chặn 'dịch bệnh cô đơn'
Thế giới 24h

Hàn Quốc chi 327 triệu USD để ngăn chặn 'dịch bệnh cô đơn'

Mỗi năm, hàng nghìn người Hàn Quốc – hầu hết là người trung niên – qua đời một cách lặng lẽ và cô đơn, tách biệt khỏi gia đình và bạn bè. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần trước khi tìm thấy thi thể của họ. Tình trạng những "cái chết cô đơn", được gọi là godoksa trong tiếng Hàn, đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là một phần của vấn đề xã hội nghiêm trọng hơn về xu hướng cô đơn và cô lập trên khắp đất nước, một vấn đề cấp bách đến mức chính phủ đang phải làm mọi cách để ngăn chặn.

Hướng dẫn về AI của IPU: Lộ trình mới cho các nghị viện
Thế giới 24h

Hướng dẫn về AI của IPU: Lộ trình mới cho các nghị viện

Ứng dụng AI trong nghị viện là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), cũng như rất nhiều hội nghị, hội thảo liên nghị viện khác. Cuối năm ngoái, cơ quan này vừa ban hành Hướng dẫn về AI cho các nghị viện. Đây là một hướng dẫn toàn diện cho các nghị viện trong việc sử dụng AI nhằm nâng cao hoạt động của mình, tăng cường tính hiệu quả hơn và phục vụ người dân tốt hơn.

Giẫm đạp tại lễ hội ở Ấn Độ: Số người thiệt mạng lên tới 40 người
Thế giới 24h

Giẫm đạp tại lễ hội ở Ấn Độ: Số người thiệt mạng lên tới 40 người

Cảnh sát cho biết, số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp sáng 29.1 tại lễ hội tôn giáo Kumbh Mela lớn nhất thế giới, diễn ra ở thành phố Prayagraj, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, đã lên tới gần 40 người. Con số này có thể còn tiếp tục tăng do nhiều nạn nhân vẫn đang được chuyển đến.