Quảng Trị: Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững

Nhờ tập trung nhiều nguồn lực, thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững trong những năm qua, đến nay đời sống vật chất và tinh thần của người dân Quảng Trị không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể… Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Nhiều mô hình phát huy hiệu quả

Cùng với 32 hộ nghèo, hộ cận nghèo khác trong xã Xy, gia đình anh Hồ A Xa (thôn Ra Man) đã được địa phương lựa chọn triển khai thực hiện mô hình nuôi dê. Theo anh Xa, đầu năm 2022, gia đình được hỗ trợ 4 con dê giống, nay đàn dê đã sinh sản nhân đàn lên đến 20 con. Từ chỗ rất khó khăn, thu nhập bấp bênh, nhờ được Nhà nước hỗ trợ mô hình nuôi dê, gia đình đã có nguồn thu nhập ổn định.

Tương tự, để tạo điều kiện cho hộ anh Hồ Văn Thăn (thôn Ra Po) vươn lên thoát nghèo, chính quyền địa phương cũng đã xét và hỗ trợ cho gia đình anh 3 con lợn bản giống từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững… “Nhờ số lợn giống được hỗ trợ, nay gia đình có thu nhập hơn 30 triệu đồng/năm. Từ hộ nghèo, gia đình đã vươn lên hộ cận nghèo và quyết tâm trong thời gian ngắn sẽ thoát nghèo, phấn đấu có cuộc sống khấm khá”, anh Thăn chia sẻ.

Hay như với gia đình anh Hồ Văn Nhêng ở bản Cồn, xã Tân Lập (huyện Hướng Hóa). Trước đây, gia đình anh Nhêng có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, được sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã Tân Lập, Chi hội Nông dân bản Cồn về kiến thức khoa học kỹ thuật, nguồn vốn vay ưu đãi, anh mạnh dạn thuê thêm đất sản xuất để đầu tư trồng 1,6ha sắn. Nhờ đó, kinh tế gia đình trở nên khấm khá, bình quân mỗi năm thu nhập từ cây sắn khoảng 110 triệu đồng… Anh Nhêng phấn khởi: “Tổng thu nhập của gia đình từ chăn nuôi, trồng trọt khoảng 200 triệu đồng/năm. Nhờ đó, tôi xây dựng được nhà cửa kiên cố, điều kiện sinh hoạt tốt hơn, các con của tôi có điều kiện ăn học tử tế”.

Nhiều mô hình kinh tế ở Quảng Trị phát huy hiệu quả, cho thu nhập cao. Ảnh: K.S
Nhiều mô hình kinh tế ở Quảng Trị phát huy hiệu quả, cho thu nhập cao. Ảnh: K.S

Còn với A Bung, với phương châm tạo đột phá giảm nghèo bền vững, xã đã xây dựng nhiều giải pháp phát triển kinh tế, trong đó khuyến khích bà con phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt nên A Bung giờ đây là một trong những xã đi đầu trong công tác giảm nghèo của huyện Đakrông. Chị Hồ Thị Lan cho biết, nhờ Chương trình 135 hỗ trợ nuôi dê sinh sản nên sau một năm đàn dê của gia đình đã tăng từ 10 lên 20 con. Mô hình nuôi dê đã giúp gia đình chị thoát nghèo. 

Nhiều hộ nghèo khác trên địa bàn huyện Đakrông nhờ nguồn vốn vay ưu đãi qua kênh của Đoàn thanh niên để phát triển các mô hình kinh tế, từ đó vươn lên thoát nghèo. Gia đình anh Hồ Văn Tang (xã Tà Long) là một ví dụ, nhờ được vay vốn, anh đã xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp, gồm: chăn nuôi 20 con dê, 5 con bò, ao cá 500m2, trồng 3 sào lúa nước, 2ha rừng tràm… “Từ hiệu quả của mô hình, tôi đã xây dựng được nhà ở kiên cố, có điều kiện nuôi 2 con học hành. Tôi sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ bà con cách đầu tư làm ăn để xóa đói giảm nghèo bền vững”, anh Tang chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, Bí thư Huyện ủy Đakrông Nguyễn Trí Tuân cho biết: Công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình giảm nghèo bền vững được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện. “Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn miền núi; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao…”, ông Tuân chia sẻ.

Không riêng huyện Hướng Hóa, Đakrông mà ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Chương trình  MTQG giảm nghèo bền vững đều được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản... Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được triển khai như: trồng lúa nếp than, chuối, ngô, lạc, sâm bố chính; chăn nuôi lợn, dê, bò, hươu sao…

Tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực

Theo kết quả rà soát sơ bộ của Sở LĐ, TB và XH Quảng Trị, đến cuối năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,49% với hơn 2.500 hộ; trong đó, hộ nghèo giảm hơn 2.000 hộ và hộ cận nghèo giảm hơn 300 hộ. Tỉnh Quảng Trị cũng đã giải ngân hơn 250 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2023.

Từ nguồn vốn chương trình, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án như: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình… Trong đó, tỉnh đã tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, duy tu bảo dưỡng các công trình thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Đakrông đã đầu tư hơn 50 công trình đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng, công trình trường học, thủy lợi, nước sạch, văn hóa, y tế; tại xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển đã đầu tư 11 công trình, trong đó 7 công trình đầu tư mới.

Đại diện Sở LĐ, TB và XH tỉnh cho biết: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Trị đã được các cấp, ngành quan tâm tổ chức triển khai hiệu quả. Chương trình tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp người nghèo, hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống… 

Điểm nhấn nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo ở Quảng Trị thời gian qua là các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng; mức sống dân cư được cải thiện góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước... Đặc biệt, đã có chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo; xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo…

Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.