Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Nguy cơ “mất trắng” trước Tết

Cơn bão số 3 và lũ từ thượng nguồn sông Hồng đổ về đã nhấn chìm hàng vạn gốc đào tại phường Nhật Tân, Phú Thượng và khu vực trồng quất phường Tứ Liên, Quảng An. Bão số 3 cũng cuốn trôi hy vọng của nhiều gia đình về một mùa bội thu vào dịp cuối năm, để lại nhiều nỗi lo âu, khắc khoải về tương lai. Hình ảnh những cây đào, quất từng xanh mướt, nở rộ cả một vùng ven sông giờ đã thay thế bằng hình ảnh héo úa, hoang tàn nhuộm màu bùn đất.

Dao-3.jpg
Nước rút, cành và thân cây phủ màu bùn đất

Chứng kiến những gốc đào của gia đình bị hư hỏng do úng nước, chị Đỗ Hồng Yến (phường Nhật Tân) không khỏi xót xa. Chị Yến chia sẻ, với 2.500 gốc đào thế và đào cành được chăm bẵm kỹ càng chuẩn bị cho dịp Tết sắp tới nhưng do ảnh hưởng của nước lũ, toàn bộ diện tích vườn đào của gia đình đã bị mất trắng. Để khôi phục lại vuờn đào, gia đình chị cần ít nhất 500 triệu đồng và nhiều thời gian, công sức.

“Tôi rất lo lắng vì không biết lấy đâu ra tiền để tái sản xuất, trong khi Tết đang gần kề. Nếu thời điểm bình thường, giống cây đào chỉ có giá từ 5.000 - 6.000 đồng/gốc nhưng vào thời điểm khó khăn này, giá giống bị đẩy lên cao đến 30.000 đồng/gốc, thậm chí còn không mua được giống”, chị Yến buồn bã nói.

Đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, nhiều hộ đã sẵn sàng nhổ đào, úp chậu xuống vì cây chết không thể phục hồi. Ngay cả những gốc đào cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm, trăm năm được người dân nâng niu, chăm sóc kỹ lưỡng với những luống đất cao cũng không tránh khỏi bị ngập, ngâm mình trong nước. Theo báo cáo của UBND quận, tổng diện tích cây trồng, hoa màu trên địa bàn quận bị thiệt hại khoảng 179,05ha, tương đương 86,555 tỷ đồng.

z5846600011584_b46bb6abfd059576912d3ea8ed4e4c87.jpg
Lãnh đạo Quận Tây Hồ thường xuyên xuống thị sát nằm tình hình tại các khu vực "điểm nóng" về lũ trên địa bàn

Trưởng Phòng Kinh tế quận Trần Gia Hùng cho biết, đối với những cây có thể phục hồi, quận đã liên lạc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông thành phố, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương để có hướng dẫn về mặt kỹ thuật giúp người dân. Đồng thời, có phương án hỗ trợ thêm về vốn, kỹ thuật và hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các diện tích còn lại.

“Hiện, hội làng nghề trồng đào đã lên vùng cao mua đào giống, người dân sẽ ghép các cành, mắt của đào Nhật Tân vào. Tuy nhiên, việc hồi phục lại các vườn đào cần tối thiểu 2 năm, do vậy sẽ không kịp có đào, quất để tiêu thụ vào dịp Tết sắp tới”, ông Hùng chia sẻ.

Hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất 0%

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo quận, trực tiếp là Bí thư Quận ủy Lê Thị Thu Hằng trong việc chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão, lũ, quận Tây Hồ đã khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh và giúp người dân ổn định cuộc sống. Theo đó, Bí thư Quận ủy đã kịp thời chỉ đạo các cấp, ngành tập trung rà soát những nơi bị ảnh hưởng nặng nề và lên kế hoạch hỗ trợ người dân trong thời gian sớm nhất. Những biện pháp hỗ trợ tín dụng, vay vốn với lãi suất ưu đãi đã được triển khai để giúp đỡ bà con khôi phục sản xuất.

z5846600010361_2e16a4944c58948b711c291dacf7dfc4.jpg
Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng chỉ đạo các cấp, ngành quan tâm, bảo đảm đời sống cho các hộ dân phải di dời

Trưởng Phòng Kinh tế quận Trần Gia Hùng chia sẻ, với nhu cầu vay vốn rất lớn hiện nay của người dân, UBND quận đang đẩy nhanh đề xuất với HĐND quận thông qua việc hỗ trợ cho người dân được vay vốn ưu đãi với lãi suất 0%, thời gian dự kiến từ 2 - 3 năm. “Hiện, quận đã ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận 20 tỷ đồng cho người dân vay phát triển sản xuất, tới đây, quận sẽ bố trí thêm 65 tỷ đồng nữa”, ông cho biết.

06d9076c-f376-46fc-887e-efd3af569af8.jpg
Tổ công tác Ngân hàng Chính sách xã hội quận Tây Hồ khẩn trương rà soát, xác định mức độ thiệt hại của người dân trồng đào, quất trên địa bàn quận

Cùng với việc giãn nợ, cho vay vốn phục hồi sản xuất với lãi suất 0%, thời điểm này, quận đã định hướng cho bà con canh tác thêm các loại hoa, rau màu nhằm bảo đảm cuộc sống của người dân. Trong đó, quận sẽ hướng bà con phường Phú Thượng chuyển sang trồng hoa dơn, hoa loa kèn; khu vực phường Nhật Tân tổ chức trồng hoa cúc; phường Tứ Liên chuyển sang trồng màu; khu vực bãi giữa sông Hồng chuyển sang trồng màu, cây dược liệu… để bảo đảm cuộc sống của người dân cũng như phục vụ Tết Nguyên đán.

Trước những thiệt hại lớn mà Tây Hồ đang gặp phải, UBND thành phố Hà Nội đã hỗ trợ nguồn kinh phí để quận khắc phục. Tuy nhiên, căn cứ vào Nghị định 02 của Chính phủ và Quyết định 07 của UBND thành phố về hỗ trợ do thiên tai, lũ lụt đối với sản xuất nông nghiệp, UBND quận Tây Hồ đề nghị, thành phố có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất đối với những hộ trồng đào, quất truyền thống. Bởi theo quy định, trong danh mục hỗ trợ lại không có tên của 2 loại cây trồng này. Do vậy, nếu không có thêm những chính sách đặc thù, người dân khó khôi phục lại các làng nghề trong thời gian sớm nhất.

14517068-1aa7-4126-805a-ec35b0b9b9ad.jpg
Các lực lượng chức năng khẩn trương cưa, dọn cây gãy, đổ và dọn dẹp, tổng vệ sinh môi trường

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Quận ủy, ngay sau bão, các đoàn, thể địa phương trên địa bàn đã tích cực hỗ trợ người dân dọn dẹp, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy, giúp môi trường trở lại trạng thái an toàn. Hình ảnh những người dân lao động cùng nhau khôi phục lại vườn tược, dọn dẹp môi trường sau bão mang đến một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần đoàn kết và sự vượt lên không khó khăn thử thách.

Bão số 3 đã mang đến nhiều khó khăn, thiệt hại cho người dân quận Tây Hồ, đặc biệt là những hộ trồng đào, quất và hoa màu. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và tinh thần đồng lòng của người dân, hy vọng rằng, Tây Hồ sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Qua đó, không chỉ tái sản xuất thành công mà còn giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản
Địa phương

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản

Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út làm trưởng đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30.3-4.4.2025.

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Địa phương

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành “xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã phát huy tinh thần chủ động “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, linh hoạt tổ chức rà soát các đối tượng phù hợp để hỗ trợ kịp thời, bảo đảm khách quan, minh bạch. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thực hiện làm nhà ở cho hộ nghèo theo đúng quy định.

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng

Công tác cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều kết quả tích cực, bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã triển khai hàng trăm cuộc thanh tra, thu hồi tài sản thất thoát, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, góp phần siết chặt kỷ cương, củng cố niềm tin Nhân dân.