Xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Nông thôn mới thông minh, phát triển bền vững

Đến Yên Mỹ bây giờ, cảm nhận rõ nét nhất là bức tranh của miền quê cách mạng đã đổi thay toàn diện, rộn ràng nhịp sống mới. Sự chuyển mình về kinh tế, văn hóa là những giá trị cốt lõi mà NTM kiểu mẫu ở địa phương đem lại cho người dân. Yên Mỹ đã có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ từ hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới, chiếu sáng... 100% tuyến đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, ngõ xóm được bê tông hóa hoặc trải nhựa; các tuyến đường trục chính nội đồng được cứng hóa; môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp… Đặc biệt, tại các tuyến đường chính, người dân trồng các vạt hoa thạch thảo, ngũ sắc, hoa hồng… xóa bỏ hoàn toàn các điểm rác thải. Đây là những tiền đề quan trọng tạo thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt là khai thác được tiềm năng du lịch.

Một góc nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Ảnh: Phương Xuyến
Một góc nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Ảnh: Phương Xuyến

Với phương châm “Xây dựng NTM có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, sau khi đạt chuẩn NTM, xã Yên Mỹ không ngừng nỗ lực nâng chất các tiêu chí để đạt NTM nâng cao vào năm 2022 và đạt NTM kiểu mẫu năm 2023. Để xây dựng NTM kiểu mẫu, xã phải hoàn thiện 3 nhóm tiêu chí bao gồm: thu nhập bình quân đầu người, có ít nhất 1 “thôn thông minh” và lựa chọn lĩnh vực kiểu mẫu. Trên cơ sở đó, Yên Mỹ đã triển khai kế hoạch thực hiện chuyển đổi số và thôn thông minh cho 3/3 thôn trên địa bàn xã. Trong đó, lựa chọn thôn 3 để xây dựng mô hình nông thôn thông minh tiêu biểu. Theo đó, thôn 3 đã có Tổ Công nghệ số cộng đồng với 11 thành viên do Trưởng thôn làm Tổ trưởng, thành viên là các đoàn viên thanh niên và hội viên chi hội phụ nữ thôn. Sau khi được tập huấn, đào tạo, Tổ Công nghệ số cộng đồng đã tổ chức tuyên truyền, đi tới từng hộ gia đình trong thôn để hướng dẫn, trợ giúp người dân trên địa bàn thôn sử dụng công nghệ số.

Trưởng thôn 3 Đàm Mạnh Luy chia sẻ: Thôn 3 chúng tôi đã thiết lập nhóm nhắn tin, giao tiếp thông minh của thôn là nhóm Zalo “CDS - Thôn 3 Yên Mỹ” với 515 thành viên. Các thành viên tham gia là đại diện các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thôn. Nhóm Zalo giao tiếp thông minh của thôn để tuyên truyền, trao đổi về các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội của thôn và tiếp nhận phản ánh của Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Nhờ đó, mọi thông báo của cấp ủy, chính quyền địa phương đều được thông báo đầy đủ đến từng hộ gia đình để người dân cùng biết và thực hiện.

Trong xây dựng NTM kiểu mẫu, Yên Mỹ khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng các loại hình kinh tế nông thôn như: kinh tế cá thể, hộ gia đình, HTX; hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế thương mại - dịch vụ phát triển. Tham gia liên kết, xúc tiến giới thiệu việc làm cho người lao động vào làm việc tại các HTX, doanh nghiệp trong và ngoài xã. Đặc biệt, nhận thức rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương, xã Yên Mỹ tập trung phát triển du lịch sinh thái - tâm linh và đã trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách. Hiện nay, Yên Mỹ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách như: Đình Yên Mỹ, chùa Yên Mỹ, Núi Chùa, Nhà truyền thống Văn Chỉ, đền Nhà Bà, Nhà thờ họ Đặng, Khu du lịch sinh thái Đầm Tròn, Vườn chim Việt, Khu trồng rau Thủy canh Đức Phát, Khu du lịch trải nghiệm Vạn An...

Phát huy thế mạnh từ mô hình thôn thông minh, thông tin về sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn xã được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên trang thông tin điện tử của xã. Các điểm dịch vụ du lịch đã được trang bị trạm phát wifi kết nối internet để khách du lịch truy cập, khai thác thông tin. Năm 2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2802/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Yên Mỹ và nằm trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và vành đai xanh của thành phố. Đây là những điều kiện thuận lợi để xã phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - tâm linh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã.

Phát triển nông nghiệp hiện đại

Với quan điểm người dân là chủ thể xây dựng và thụ hưởng thành quả xây dựng NTM, công tác phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân luôn được xã Yên Mỹ đặc biệt quan tâm. Nếu như năm 2022, thu nhập bình quân đầu người ở Yên Mỹ đạt 64,48 triệu đồng, đến năm 2023 đạt 74,82 triệu đồng/người. Ở Yên Mỹ, không khó để tìm thấy những mô hình nông nghiệp thông minh, hiện đại với doanh thu cao. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã đều thực hiện quảng bá, tiếp thị và kinh doanh đồng thời tại cửa hàng cố định và bán online các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Nhờ đó, các hộ sản xuất kinh doanh mở rộng được thị trường, doanh thu tăng nhanh so với kinh doanh truyền thống, giúp nâng cao thu nhập cho người dân.

Với diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã là 148,62ha, xã Yên Mỹ tập trung đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Điển hình là mô hình rau thủy canh công nghệ cao của HTX Rau công nghệ cao Đức Phát. Giám đốc HTX Rau công nghệ cao Đức Phát Nguyễn Mạnh Hồng đã mạnh dạn thí điểm mô hình trồng rau thủy canh trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao của Isarel với diện tích 2.600m2 sản xuất ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao với việc sản xuất trồng dưa lưới thủy canh, xà lách, cà chua bi, dưa leo, dưa lưới… Ông Hồng chia sẻ: Cây rau trồng thủy canh trong hệ thống nhà màng nilon nên không chịu tác động của mưa, nắng; hạn chế được sâu, bệnh; trong quá trình sản xuất dinh dưỡng cung cấp cho cây được kiểm soát nên có thể bảo đảm liên tục có rau thu hoạch. Tính bình quân, mỗi năm sản xuất được từ 8 - 10 lứa rau, trung bình 1 tháng thu được khoảng 1 - 1,2 tấn rau các loại. Sản lượng thu cao gấp khoảng 8 - 10 lần so với cùng diện tích sản xuất thông thường.

Hiện, rau trồng thủy canh của HTX Đức Phát được tiêu thụ thông qua các kênh giới thiệu sản phẩm với một số bếp ăn nhà hàng, trường học và một số hộ gia đình trong nội thành. Ngoài sản xuất các sản phẩm rau trồng thủy canh, đây còn là một trong những điểm đến tham quan và trải nghiệm nông nghiệp của xã Yên Mỹ. Mô hình trồng rau thủy canh của HTX đem lại doanh thu khoảng 800 triệu đồng/năm với lợi nhuận gần 400 triệu đồng/năm. Mô hình đã giải quyết việc làm cho 6 lao động với mức thu nhập bình quân gần 8 triệu đồng/người/tháng và tạo nguồn thu nhập cao ổn định cho gia đình, mô hình tạo cảnh quan môi trường với định hướng phát triển bền vững.

Bí thư Đảng ủy xã Trần Quang Khánh cho biết: Hiện Yên Mỹ đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được theo hướng hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng đồng bộ, liên thông và có tính kết nối với các vùng lân cận; văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân/người/năm tăng; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; các ngành nghề kinh tế của xã phát triển, trong đó lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển. Trong tiến trình xây dựng lên quận của huyện Thanh Trì, xã Yên Mỹ cũng không ngừng nỗ lực, phấn đấu đạt các tiêu chí trở thành phường và là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố Hà Nội.


(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội)

Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.