Quảng Ninh: Phát triển các khu kinh tế thành vùng động lực, trọng điểm thu hút đầu tư

Cùng với khu công nghiệp (KCN), tỉnh Quảng Ninh đặc biệt chú trọng quan tâm đầu tư phát triển các khu kinh tế (KKT) trên địa bàn. Đến nay, nhiều KKT đã trở thành vùng động lực, trọng điểm thu hút đầu tư với hạ tầng giao thông, kỹ thuật, dịch vụ được đầu tư đồng bộ, hiện đại.

Đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xúc tiến đầu tư

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh có 5 KKT, bao gồm 2 KKT ven biển (Vân Đồn, Quảng Yên) và 3 KKT cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn, Bắc Phong Sinh), với tổng diện tích đất quy hoạch 375.171ha, thuộc các địa phương Vân Đồn, Quảng Yên, Uông Bí, Hải Hà, Bình Liêu, Móng Cái.

ngày 18.12.2020, tỉnh quảng ninh đã tổ chức công bố các quy hoạch phân khu thuộc kkt vân đồn.jpg -0
Ngày 18.12.2020, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức công bố các quy hoạch phân khu thuộc KKT Vân Đồn

Hiện tại, đã có 3/5 KKT của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng, gồm: KKT Vân Đồn, KKT Cửa khẩu Móng Cái và KKT Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn; 2 KKT còn lại đang được triển khai lập quy hoạch chung xây dựng. Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng, các KKT cũng đã được tỉnh triển khai đầu tư, lập các quy hoạch phân khu, làm căn cứ thu hút, mời gọi nhà đầu tư.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, KKT Vân Đồn, KKT Cửa khẩu Móng Cái là 2 mũi đột phá phát triển của tỉnh. Từ đó, 2 KKT này đã được tỉnh áp dụng hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/NĐ-CP (ngày 3.4.2017), Điều 15, 16 Nghị định số 218/NĐ-CP (ngày 26.12.2013) của Chính phủ; được Trung ương và tỉnh ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xúc tiến đầu tư.

Chỉ tính riêng KKT Vân Đồn, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng, đến nay đã có 12 quy hoạch phân khu được lập. Trong đó, có 9/12 đồ án quy hoạch phân khu đã được UBND tỉnh phê duyệt, với tổng diện tích trên 27.000ha, làm căn cứ thu hút đầu tư. Các đồ án này đã bám sát định hướng phát triển KKT Vân Đồn  thành KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Cùng với việc huy động nguồn lực NSNN, nguồn lực xã hội đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, giao thông kết nối, tạo ra giá trị khác biệt, nổi trội, KKT Vân Đồn đến nay đã thu hút được 64 dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách, với tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư gần 63.000 tỷ đồng (61 dự án vốn đầu tư trong nước, 3 dự án vốn đầu tư nước ngoài). Chỉ tính từ năm 2020 đến hết năm 2022, KKT Vân Đồn đã thu hút thêm được trên 37.400 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách, tương đương 146,6% tổng số vốn đã thu hút trong giai đoạn trước.

tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng sonasea vân đồn harbor city tại kkt vân đồn đang được triển khai đầu tư.jpg -0
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City tại KKT Vân Đồn đang được triển khai đầu tư 

Từ một huyện đảo có hạ tầng kỹ thuật, nền kinh tế vào diện thấp kém, đến nay Vân Đồn đã hiện hữu những công trình, dự án giao thông trên bộ, trên biển, hàng không đẳng cấp khu vực và thế giới, như: Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; Bến cảng cao cấp quốc tế Ao Tiên... Đồng thời, đang từng bước hình thành nên những khu đô thị, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế, như: Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City, Khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải, Khu đô thị và bến cảng cao cấp Ao Tiên, Tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, Khu đô thị Phương Đông và đang tiếp tục xúc tiến, lựa chọn nhà đầu tư một loạt các dự án hạ tầng du lịch, dịch vụ khác, với số vốn đăng ký đầu tư lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, như: Khu du lịch nghỉ dưỡng White Pearl; Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn; Khu phức hợp đô thị nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn; Khu tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ giải trí Vân Đồn…

Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để hoạch định phát triển

Cùng với KKT Vân Đồn, các KKT còn lại của tỉnh cũng đã thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư đến tìm hiểu nghiên cứu, triển khai đầu tư, với những dự án động lực, trọng điểm, hướng đến phát triển trở thành vùng động lực cho sự phát triển của tỉnh. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy cho biết: Tỉnh đang tận dụng những tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn cụ thể để hoạch định phát triển các KKT theo quy hoạch.

khu kinh tế3.jpg -0
Khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải vừa được đầu tư tại xã đảo Quan Lạn (KKT Vân Đồn) 

Theo định hướng trên, KKT cửa khẩu Móng Cái sẽ hướng tới trở thành khu thương mại trọng điểm hiện đại cấp quốc gia, trung tâm logistics, KCN công nghệ cao và kinh tế đêm; KKT Vân Đồn phát triển tổ hợp du lịch - dịch vụ - đô thị biển đảo - công nghiệp giải trí hiện đại mang tầm quốc tế, công nghiệp công nghệ cao trong tổ hợp du lịch quốc gia tầm quốc tế Hạ Long - Bái Tử Long - Lan Hạ, Cát Bà; KKT Quảng Yên trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn hạt nhân và động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây tỉnh Quảng Ninh và là trung tâm công nghiệp công nghệ cao - đô thị hiện đại, liên kết chuỗi công nghiệp hỗ trợ với KKT Đình Vũ - Cát Hải và cảng Hải Phòng (TP. Hải Phòng).

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.