Quảng Ngãi: Chuyển đổi số là đòn bẩy phát triển

Để phát triển tỉnh Quảng Ngãi theo hướng bền vững, các chuyên gia cho rằng, địa phương cần tập trung vào các định hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và đa dạng hóa kinh tế.

Nhiều bước tiến trong chuyển đổi số

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ người dân, doanh nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với quan điểm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn”, tỉnh luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện các biện pháp để nâng cao kết quả xếp hạng về cải cách hành chính của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cho biết: “Chuyển đổi số là đòn bẩy, là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn phát triển hiện nay của tỉnh. Nhận thức về chuyển đổi số đã có nhiều chuyển biến tích cực, lãnh đạo tỉnh mong muốn chuyển những nhận thức này thành hành động cụ thể, hành động đúng để phục vụ cho phát triển chuyển đổi số của tỉnh. Vì vậy cần phải có kiến thức, kỹ năng phù hợp trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực nhiệm vụ chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, địa phương; việc triển khai yêu cầu có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi rõ nét trong phương thức quản lý, điều hành, quản trị xã hội dựa trên dữ liệu số và các nền tảng số”.

v7.jpg
Quảng Ngãi đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Năm 2024, công tác chuyển đổi số được triển khai toàn diện ở các lĩnh vực, với sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo điều hành cũng như công tác triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch, chính sách để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại cơ quan được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, bảo đảm điều kiện kỹ thuật, cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thông qua chuyển đổi số, quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người dân công khai, minh bạch hơn, giảm thiểu thời gian thực hiện hồ sơ, giảm chi phí cho cả cơ quan Nhà nước và công dân.

Những con số ấn tượng về chuyển đổi số

Theo kết quả công tác chuyển đổi số năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi vừa công bố, về hạ tầng số tiếp tục được nâng cao với 50 hệ thống thông tin, nền tảng số đang hoạt động; công tác bồi dưỡng, phát triển nhân lực được chú trọng với hơn 3.000 cán bộ, công chức, viên chức được tổ chức bồi dưỡng trực tuyến. Đối với công tác xây dựng chính quyền số thì hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai tại 1.526 cơ quan, đơn vị; trong đó, tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc hàng ngày tăng cao. Cụ thể, ở cấp Sở là 99,30%, cấp huyện 87,85%, cấp xã 70,35%; trên 95% văn bản điện tử được ký số; thiết lập kết nối 100% chỉ tiêu chế độ báo cáo.

Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 87,49%, đã hoàn thành kết nối giữa hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp. Dịch vụ công trực tuyến đạt 97,3% ở cấp xã, 77,3% ở cấp huyện, 75,34% ở trung tâm phục vụ kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh, 84,6% ở Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh. Tỷ lệ số hóa hồ sơ của tỉnh như sau: các sở ban, ngành: 99,97%; đầu ra: 99,85%; cấp huyện: 99,5% - 94,5%; cấp xã: 99,8% - 98,6%.

Toàn tỉnh có khoảng 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có đến 64,43% sử dụng nền tảng số; giá trị thương mại điện tử ước khoảng 9%; thanh toán không dùng tiền mặt khoảng 35% tổng phương tiện thanh toán; triển khai mô hình chợ 4.0, tuyến phố không dùng tiền mặt, điểm chi trả không dùng tiền mặt… Có 323 tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sử dụng hóa đơn điện tử, đạt 100% chỉ tiêu. 91,1% doanh nghiệp đang hoạt động khai, nộp thuế điện tử. Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi cho biết, công tác truyền thông về chuyển đổi số trên địa bàn được đẩy mạnh, đổi mới bằng nhiều hình thức khác nhau với nhiều hoạt động rộng khắp; thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Địa phương

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3

Với những nỗ lực vận động không ngừng nghỉ, phương án giải quyết chính sách thấu đáo của TP. Dĩ An, đến nay 100% người dân có đất nằm trong diện giải toả đền bù, giải phòng mặt bằng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.