Quảng Ngãi chốt phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sau sắp xếp, tinh gọn, Quảng Ngãi dự kiến sẽ giảm được 6 sở, 12 phòng chuyên môn và một trung tâm.

Ban Chỉ đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) vừa tổ chức phiên họp lần thứ II để cho ý kiến vào một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Bùi Thị Quỳnh Vân chủ trì phiên họp.

Giảm 6 sở, 12 phòng chuyên môn và 1 trung tâm

Theo đó, trên cơ sở nội dung được trình bày tại phiên họp, các đại biểu tham dự phiên họp đã thảo luận, cho ý kiến về phương án, đề án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Căn cứ theo các yêu cầu, quy định của trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương, Ban Chỉ đạo thống nhất: đối với cơ quan khối Đảng, kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Đối với các sở, ngành: kết thúc hoạt động của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Ban Dân tộc tỉnh.

76-01.jpg
Thực hiện tinh gọn bộ máy, Quảng Ngãi dự kiến sẽ giảm 6 sở, 12 phòng chuyên môn và 1 trung tâm

Kết thúc hoạt động của Sở Ngoại vụ, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Văn phòng UBND tỉnh. Sáp nhập Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sáp nhập Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải; sáp nhập Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư; sáp nhập Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ; chuyển chức năng, nhiệm vụ xúc tiến đầu tư của các cơ quan: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh.

Đối với hoạt động của Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Ban Chỉ đạo thống nhất sẽ chờ Trung ương sửa đổi hướng dẫn về hoạt động của hệ thống các trường đại học sau sắp xếp, sau đó tỉnh sẽ nghiên cứu phương án. Đối với Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm, Cao Đẳng Việt Nam - Hàn Quốc - Quảng Ngãi và các trường nghề, Ban Chỉ đạo thống nhất giữ mô hình như hiện nay.

Chuyển chức năng, nhiệm vụ Cổng thông tin điện tử, Trung tâm Công báo của UBND tỉnh và Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi về Báo Quảng Ngãi; đồng thời chuyển biên chế thực hiện nhiệm vụ này của các cơ quan về Báo Quảng Ngãi. Chuyển bộ phận làm công tác Dân tộc, Tôn giáo của Sở Nội vụ về Ban Dân tộc và thành lập Ban Dân tộc - Tôn giáo.

Với việc thực hiện theo như phương án này, đối với các sở, ngành của tỉnh sẽ giảm 6 sở; giảm 12 phòng chuyên môn và 1 trung tâm.

Đối cấp huyện: sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận; kết thúc hoạt động của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế; sáp nhập Phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các trang tin điện tử của các địa phương giao nhiệm vụ về cho Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

Thực hiện theo phương án này đối với thành phố Quảng Ngãi và Thị xã Đức Phổ sẽ giảm 2 phòng (còn 10 phòng); các huyện đồng bằng giảm 3 phòng (còn 9 phòng) và miền núi giảm 3 phòng (còn 10 phòng); đối với huyện Lý Sơn, Ban Chỉ đạo thống nhất giữ nguyên 8 phòng như hiện nay.

Đồng thời, thực hiện theo mô hình và đề án này, Quảng Ngãi sẽ giảm 34 cơ quan chuyên môn cấp huyện (từ 157 cơ quan chuyên môn còn 123 cơ quan chuyên môn).

Ban Chỉ đạo cũng thống nhất chuyển 13 Trung tâm Y tế trực thuộc Sở Y tế về UBND cấp huyện; giao UBND tỉnh rà soát lại tất cả các nội dung theo quy định và chuyển toàn bộ về mặt tổ chức và bộ máy, biên chế… của Ban Quản lý chợ Quảng Ngãi về cho UBND thành phố Quảng Ngãi.

Sáp nhập Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh, Hội Người mù tỉnh vào Hội Chữ thập đỏ tỉnh; hợp nhất Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh và Hội Tù yêu nước tỉnh. Ban Chỉ đạo giao UBND tỉnh có phương án sắp xếp tổng thể về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất của tất cả các Hội còn lại để đảm bảo phát huy hiệu quả hoạt động.

Ban Chỉ đạo cũng thống nhất sắp xếp 15 Ban Chỉ đạo do Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập và 1 Ban Biên tập còn lại 6 Ban Chỉ đạo (giảm 9 Ban Chỉ đạo và 1 Ban Biên tập).

Thống nhất thành lập Đảng ủy Khối chính quyền và Đảng ủy của Khối các cơ quan Đảng, Mặt trận, HĐND và các cơ quan tư pháp; mỗi Đảng ủy sẽ có 3 Ban gồm: Ban Tổ chức, Ban Tuyên vận và Văn phòng, Ủy ban Kiểm tra.

Đối các tổ chức đảng, thống nhất phương án chuyển các chi, đảng bộ của các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể, HĐND và Tư pháp về Đảng ủy của Khối các cơ quan Đảng, Mặt trận, HĐND và các cơ quan tư pháp; chuyển các chi, đảng bộ của các sở, ngành, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước về Đảng ủy Khối chính quyền; các chi, đảng bộ của các cơ quan doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở địa phương nào thì chuyển về các huyện ủy, thị ủy, thành ủy ở địa phương đó.

Riêng đối với các chi, đảng bộ của Công ty CP Đường Quảng Ngãi, Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, Công ty TNHH Doosan Vina, Công ty CP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi, Chi nhánh Công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ngãi, Công ty CP Thép Hòa phát Dung Quất, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi về Đảng ủy Khối chính quyền để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

“Không để đứt gãy trong tổ chức hoạt động…”

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Bùi Thị Quỳnh Vân yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan liên quan căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành và các hướng dẫn của trung ương khẩn trương xây dựng các Đề án về việc sắp xếp, sáp nhập, chuyển chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành, cơ quan đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đúng với tinh thần chỉ đạo của trung ương là: “không để đứt gãy trong tổ chức hoạt động, không ảnh hưởng đến công việc chung và không để gián đoạn”.

Đối với sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026 - 2030, Bí thư Tỉnh ủy giao cho Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các đồng chí trong Tổ giúp việc xây dựng phương án hoàn chỉnh để báo cáo với trung ương.

Đối với các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ, giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ phối hợp tham mưu phương án sáp nhập, cơ cấu các phòng ban, tính toán bộ máy bên trong đảm bảo hoạt động. Thống nhất chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục rà soát theo yêu cầu để sắp xếp các tổ chức, bộ máy bên trong.

Kiến nghị Trung ương khi sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng với việc sắp xếp bộ máy tính toán phương án bỏ HĐND cấp huyện.

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan liên quan hoàn thành các đề án, phương án thuộc thẩm quyền quyết định của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh, trình xem xét, thông qua trước ngày 30.12.2024.

Đồng thời, cần thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương.

Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức
Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề
Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.

Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, không để gián đoạn
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, không để gián đoạn

Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các cấp ủy tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực tiếp là người đứng đầu, tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, bảo đảm các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay, không để gián đoạn công việc…

Hòa Bình: Khẩn trương xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thông tin giá đất
Địa phương

Hòa Bình: Khẩn trương xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thông tin giá đất

Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh Hòa Bình để thẩm định Điều chỉnh Bảng giá các loại đất năm 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh ngày 12.12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm đề nghị, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá đất tại các huyện, thành phố; lưu ý chỉ điều chỉnh những vị trí cần điều chỉnh, bảo đảm đúng quy định và hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững

Bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) phát huy vai trò cầu nối, huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân, nhất là chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát
Địa phương

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Quyết định số 1404/QĐ - UBND ngày 24.10.2024 của UBND tỉnh, huyện Quang Bình (Hà Giang) đang tập trung huy động các lực lượng đoàn viên, hội viên và sự chung tay của các nhà hảo tâm để xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đẩy nhanh tiến độ để có những ngôi nhà mới đón Tết Nguyên đán 2025.

Hòa Bình: Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
Địa phương

Hòa Bình: Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

Tại buổi kiểm tra Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo huyện Lạc Sơn tập trung chỉ đạo các đơn vị có liên quan, rà soát kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục các tuyến đường tránh ngập.

Giám sát chặt chẽ, bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng
Hoạt động chính quyền

Giám sát chặt chẽ, bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình diễn ra mới đây, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long yêu cầu, cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh phải vào cuộc, nhất là nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu. Đồng thời, giám sát chặt chẽ nguồn kinh phí hỗ trợ bảo đảm đúng người, đúng đối tượng, giúp phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.