Quảng Bình: Chưa được cấp phép, nhiều xe cứu thương đã ký hợp đồng với bệnh viện

Nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh, chưa được cấp giấy phép hoạt động, nhưng đã được Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy, Bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên hóa và Trung tâm Y tế huyện Quảng Trạch ký hợp đồng.

Ngày 12.7, Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có kết quả kiểm tra liên ngành về việc chấp hành các quy định của pháp luật tại cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Theo đó, qua kiểm tra 20 cơ sở với 34 xe ô tô cứu thương, đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều xe cứu thương chưa được cấp giấy phép hoạt động.

Quảng Bình: Chưa được cấp phép, nhiều xe cấp cứu đã ký hợp đồng với bệnh viện -0
Một số trường hợp xe cứu thương không được cấp phép vẫn hoạt động

Đối với cơ sở cấp cứu ngoại viện công lập, công tác kiểm tra xác định 3 cơ sở y tế là Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy, Bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên Hóa, Trung tâm Y tế huyện Quảng Trạch đã ký hợp đồng với các cơ sở chưa được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có chức năng cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh, là chưa đúng theo quy định của oháp luật.

Các cơ sở dịch vụ vận chuyển người bệnh hợp đồng với 3 bệnh viện là: Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh thuộc Công ty TNHH TM Tổng hợp 379 (phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn); Ông Tôn Thất Đạt (trú tại tiểu khu II, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa); Ông Hoàng Thanh Hải (trú tại xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy).

Cùng với đó, danh mục va ly thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương chưa đầy đủ đúng theo quy định; trang bị các tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương chưa đầy đủ theo quy định…

Đối với cơ sở cấp cứu ngoại viện tư nhân, lực lượng chức năng phát hiện 9 xe ô tô cứu thương hoạt động dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh mà chưa được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có chức năng cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

Qua kiểm tra, Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy, Bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên Hóa, Trung tâm Y tế huyện Quảng Trạch khẩn trương thu hồi hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển bệnh nhân đã ký với các cơ sở nêu trên và báo cáo kết quả về Sở Y tế.

Đối với các cơ sở y tế tư nhân, cơ quan chức năng cũng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình, Bệnh viện Hữu nghị Quảng Bình, cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trực thuộc Công ty TNHH Cấp cứu 115 Quảng Bình bổ sung đầy đủ các danh mục va ly thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương đúng theo quy định.

Đơn vị cũng đề nghị Công an tỉnh Quảng Bình có phương án ngăn chặn, nghiêm cấm hoạt động và xử lý nghiêm các xe ô tô cứu thương vận chuyển người bệnh của các cơ sở chưa được thẩm định và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh lưu thông trên địa bàn toàn tỉnh.

Tin tức

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.