Bộ Y tế trả lời kiến nghị về nâng mức lương khởi điểm cho bác sĩ, thạc sĩ mới ra trường

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có công văn trả lời cử tri liên quan kiến nghị cần bổ sung phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, viên chức ngành y tế, nâng mức lương khởi điểm cho bác sĩ, thạc sĩ mới ra trường; nâng mức tiền trực cho y, bác sĩ, cán bộ y tế.

Theo đó, cử tri tỉnh Quảng Ngãi có kiến nghị: “Đề nghị nghiên cứu xây dựng Bảng lương đặc thù cho ngành y tế, trong đó cần phải lượng hóa được các yếu tố đặc thù ngành (thời gian đào tạo, bồi dưỡng để hành nghề nhiều hơn so với ngành khác, áp lực công việc cao, môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm,..). Cần bổ sung phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, viên chức ngành y tế, nâng mức lương khởi điểm cho Bác sĩ, Thạc sĩ mới ra trường; nâng mức tiền trực cho y, bác sĩ, cán bộ y tế".

12.jpg
Ảnh: ITN

Trả lời về vấn đề vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Y tế đã báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, Bộ Nội vụ đề xuất các chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.

Khi xây dựng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ, Bộ Y tế đã có Công văn số 1731/BYT-TCCB ngày 5.4.2024 gửi Bộ Nội vụ đề xuất: Bổ sung thêm đối tượng bác sĩ chính (hạng II), bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II), dược sĩ chính (hạng II) vào nhóm 3; Bổ sung thêm đối tượng bác sĩ (hạng III), bác sĩ y học dự phòng (hạng III), dược sĩ (hạng III) vào nhóm 5.

Do các đối tượng này có thời gian đào tạo dài, điểm đầu vào thường cao hơn so với các trường khác và thực tập chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian học với cường độ cao, tiếp xúc nhiều với nguồn lây bệnh, môi trường độc hại, nguy hiểm. Yêu cầu khối lượng học tập bằng tín chỉ của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương bậc 7; yêu cầu khối lượng học tập bằng tín chỉ của bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính, dược sĩ chính đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương bậc 8 theo quy định tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung này chưa được xem xét.

Thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 21.6.2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đề xuất nội dung này sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước và Bộ Nội vụ.

Về chế độ trực và phụ cấp cho cán bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Nghị định quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù trong đó có chế độ trực đối với viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập; chế độ phụ cấp chống dịch và chế độ hỗ trợ nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố; dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6.2025.

Sức khỏe

Amway Việt Nam là doanh nghiệp FDI xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động
Sức khỏe

Amway Việt Nam là doanh nghiệp FDI xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động

Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, vinh dự được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng 2025, hạng mục “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động”. Đây cũng là lần thứ 9 Amway Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng uy tín này, khẳng định vị thế tiên phong và những đóng góp tích cực của công ty trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt.

Đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại Việt Nam
Sức khỏe

Đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại Việt Nam

Sáng 23.4, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam tổ chức Tập huấn với chủ đề "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường” nhằm thông tin thêm về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với sản phẩm thuốc lá.

Bộ Y tế thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả
Sức khỏe

Bộ Y tế thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức.