Quảng Bình: Bãi biển Bảo Ninh nguy cơ bị "nuốt chửng" bởi xâm thực mạnh bất thường

Bãi biển Bảo Ninh đang phải đối diện với nguy cơ bị “nuốt chửng” khi hiện tượng xâm thực mạnh diễn ra bất thường, đặc biệt trong điều kiện không khí lạnh tràn về, tạo nên những vực sâu hơn 5m và bãi cát xói lở dài 350m.

Là một trong những bãi biển đẹp và nằm ngay trung tâm thành phố, song bãi biển Bảo Ninh đang dần bị thu hẹp khi tình trạng xâm thực diễn ra mạnh trong thời gian qua. Đặc biệt, từ ngày 22.1, khi không khí lạnh tràn về, tình trạng xâm thực và xói lở bờ biển ngày một nghiêm trọng hơn, đe dọa đến cơ sở vật chất trên bãi biển như hệ thống chiếu sáng, hệ thống dẫn nước ngọt.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Đại biểu Nhân dân, dấu vết xâm thực kéo dài hơn 350m với phần vực sâu nhất đến hơn 5m. So với thời điểm giữa năm 2023, nay đường dạo bãi biển Bảo Ninh chỉ còn 1/10.

Xâm thực mạnh bất thường “nuốt chửng” bãi biển đẹp ở tỉnh Quảng Bình -0
Hiện tượng xâm thực ăn sâu vào cột đèn chiếu sáng trên bãi biển 

Theo người dân địa phương, đây là hiện tượng bất thường chưa từng xảy ra tại bãi biển Bảo Ninh trong hàng chục năm qua. Ông Lại Minh Tư, Đội trưởng Đội cứu hộ Quảng trường biển Bảo Ninh cho biết, chưa từng chứng kiến tình trạng xâm thực gây sạt lở nặng như năm nay.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới Hoàng Ngọc Đan cho biết, từ đầu tháng 1.2024 đến nay, mặc dù thời tiết không có mưa to gió lớn nhưng bãi biển du lịch Bảo Ninh bị sóng biển làm xói lở bãi cát khối lượng rất lớn và diện tích bãi cát bị nước biển cuốn đi tạo thành vực lớn trước bãi biển.

Được biết, biển Bảo Ninh có bãi cát đẹp và thoải, tính từ đường dạo quảng trường đến mép nước biển kéo dài hơn 200m. Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 23.1 của UBND thành phố Đồng Hới, tình trạng xâm thực đã phá vỡ cảnh quan bãi biển, đường dạo bờ biển đến điểm sạt lở bãi cát chỉ còn khoảng 20m, vực xói lở hơn 5m, chiều dài xói lở trên 350m, để lộ chân trụ đèn chiếu sáng, đường ống dẫn nước ngọt phục vụ du khách.

Xâm thực mạnh bất thường “nuốt chửng” bãi biển đẹp ở tỉnh Quảng Bình -0
Chiều dài bãi cát xói lở kéo dài trên 350m, tạo thành vực có nơi sâu đến 5m

Theo Giám đốc Ban Quản lý Dịch vụ công ích thành phố Đồng Hới Trần Duy Khánh, trước đây, cột điện cách mực nước biển khoảng 150m.Song nay tình trạng xói lở khiến cột điện nằm ngay ở mép vực. Để bảo vệ tài sản, Ban Quản lý Dịch vụ công ích tháo, di chuyển cột đèn cao áp sát điểm sạt lở và cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở.

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đòàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Vũ Đại Thắng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đã trực tiếp đến kiểm tra tình trạng sạt lở tại bãi biển Bảo Ninh.

Xâm thực mạnh bất thường “nuốt chửng” bãi biển ở tỉnh Quảng Bình -0
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình khảo sát hiện trạng xâm thực và sạt lở tại bãi biển Bảo Ninh

Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bãi biển Bảo Ninh đối với sự phát triển du lịch của thành phố Đồng Hới nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung; đồng thời, chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, thành phố Đồng Hới và các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kịp thời ứng phó với tình trạng sạt lở.

Địa phương cũng cân nhắc sớm mời các chuyên gia đầu ngành tiến hành khảo sát để đưa ra phương án phù hợp nhằm bảo vệ bãi biển; khẩn trương thành lập đoàn khảo sát để tham quan, học hỏi thực tế các công trình chống sạt lở tại một số bãi biển trong nước để có phương án khả thi, phù hợp nhất áp dụng cho bãi biển Bảo Ninh.

Tuy nhiên, hiện nay, do điều kiện thời tiết và không khí lạnh tràn về, tình hình xâm thực tại bãi biển vẫn ngày một nghiêm trọng hơn. 

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.