Quảng Bình: 1.104 trẻ mồ côi vững tin đến trường nhờ chương trình "Mẹ đỡ đầu"

Triển khai từ cuối năm 2021 đến nay, chương trình Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương đã đồng hành cùng 1.104 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để các em có điều kiện đến trường và yên tâm học tập.

Ngày 6.6, tại TP. Đồng Hới, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Diễn đàn Mẹ đỡ đầu - Đồng hành cùng con, để nhìn lại chặng đường "Mẹ đỡ đầu" tại tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, cũng như tiếp tục lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc của chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động. 

Chương trình "Mẹ đỡ đầu - Đồng hành cùng Con" tại Quảng Bình được triển khai từ tháng 11.2021, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế trẻ mồ côi do tác động của dịch Covid - 19 và các nguyên nhân khác. Trong khuôn khổ chương trình, các cấp Hội LHPN đã rà soát, xác minh hoàn cảnh cụ thể của từng trẻ và lập danh sách theo thứ tự ưu tiên cần được đỡ đầu; lập hồ sơ và mã hóa hồ sơ từng trẻ; cung cấp thông tin về trẻ mồ côi, mẹ đỡ đầu trực tiếp với các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu nhằm theo dõi, quản lý chặt chẽ về nguồn lực hỗ trợ.

Quảng Bình: 1.104 trẻ mồ côi vững tin đến trường nhờ chương trình
Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Châu Thị Định phát biểu tại chương trình. Ảnh: Khánh Trinh

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Châu Thị Định cho biết, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã nhận hỗ trợ trẻ mồ côi với mức 12 triệu đồng/trẻ/năm. Tính đến tháng 5.2024, toàn tỉnh đã có 832 mẹ đỡ đầu trực tiếp và gián tiếp nhận đỡ đầu 1.104 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Các cấp Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo nhằm huy động sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, cộng đồng trong hỗ trợ, nuôi dưỡng, đỡ đầu cho các trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh; 8/8 huyện, thị xã, thành phố, Hội Phụ nữ các đơn vị lực lượng vũ trang, 151/151 cơ sở Hội triển khai hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu”.

Quảng Bình: 1.104 trẻ mồ côi vững tin đến trường nhờ chương trình
Các học sinh mồ côi có thành tích tiêu biểu gửi lời cảm ơn đến các "mẹ đỡ đầu", là đại diện các đơn vị. Ảnh: Khánh Trinh

Ngoài công tác vận động, kết nối, các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, các cơ sở hội còn thực hiện mô hình: “Thu gom phế liệu xây dựng quỹ tình thương”, “Ngôi nhà xanh", "Thùng gạo tình thương”, “Nuôi heo vàng ngàn yêu thương", "Tổ tiết kiệm”, “Biến rác thành tiền", "Biến ruộng hoang thành quỹ", "Nuôi heo đất", "Thùng quỹ tình thương giúp trẻ em mồ côi và trẻ em nghèo" "Nhận ruộng hoang trồng lúa" "Trồng rừng gây quỹ”... để tạo nguồn quỹ nhận đỡ đầu trẻ mồ côi.

Tiêu biểu, 100% chi hội của Hội LHPN xã Xuân Ninh và Hội LHPN xã Võ Ninh. huyện Quảng Ninh, thông qua triển khai mô hình tạo quỹ, đã nhận đỡ đầu 13 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; Hội LHPN phường Đồng Sơn, TP. Đồng Hới thành lập 1 câu lạc bộ “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương”…

Để tạo điều kiện cho trẻ mồ côi sau khi tốt nghiệp chương trình THPT có việc làm, ổn định cuộc sống, ngày 18.10.2023, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh cũng đã xây dựng, ra mắt Chương trình “Chắp cánh ước mơ”, ban hành sản phẩm “Chắp cánh ước mơ” giúp trẻ mồ côi được đỡ đầu trong Chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã tốt nghiệp THPT có nhu cầu du học nghề tại các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... được vay vốn du học nghề.

Quảng Bình: 1.104 trẻ mồ côi vững tin đến trường nhờ chương trình
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hoàng Xuân Tân phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Khánh Trinh

Qua khảo sát, tính đến tháng 5.2024, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 2.246 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, 1.104 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn đã được đỡ đầu, với mức hỗ trợ từ 300 nghìn đồng - 1 triệu đồng/tháng/trẻ, thời gian hỗ trợ từ 1-5 năm, đến khi các em tròn 18 tuổi hoặc điều kiện gia đình được cải thiện.

Cũng tại Diễn đàn, ban tổ chức đã trao 27 phần quà cho các trẻ mồ côi tham gia chương trình, đồng thời trao vốn vay chương trình "Chắp cánh ước mơ".

Quảng Bình: 1.104 trẻ mồ côi vững tin đến trường nhờ chương trình
Trao các phần quà cho các trẻ mồ côi tại chương trình. Ảnh: Khánh Trinh
Quảng Bình: 1.104 trẻ mồ côi vững tin đến trường nhờ chương trình
Nữ công Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Bình nhận đỡ đầu 1 trẻ mồ côi. Ảnh: Khánh Trinh

Để chương trình Mẹ đỡ đầu tiếp tục kết nối giúp trẻ mồ côi có thêm người mẹ, người cha, người thân, tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hoàng Xuân Tân đề nghị các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng xã hội tiếp tục chung tay hành động chăm sóc, bảo vệ trẻ em bằng cả tấm lòng yêu thương; phát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng xã hội tham gia đỡ đầu trực tiếp hoặc gián tiếp, mở rộng mạng lưới kết nối để tiếp thêm sức mạnh, tạo môi trường an toàn cho các em phát triển trưởng thành.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.