Quảng bá, đẩy mạnh liên kết du lịch Ninh Thuận

Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024” sẽ được tổ chức từ ngày 13 – 15.7 tại Công viên bờ đông Cầu Rồng, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa, du lịch Ninh Thuận và thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch với Đà Nẵng và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch

“Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024” nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch Ninh Thuận đến với Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế, nhà đầu tư du lịch, doanh nghiệp lữ hành tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Ninh Thuận với thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Duyên hải miền Trung; đa dạng hóa công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận; thu hút khách du lịch, góp phần tăng trưởng ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận trong những tháng cuối năm và thời gian tới.

Quảng bá, đẩy mạnh liên kết du lịch Ninh Thuận -0
Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024 được tổ chức ngày 13 – 15.7

Trong khuôn khổ của “Ngày Văn hoá, du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024” sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc sự kiện; Chương trình nghệ thuật hát về Ninh Thuận quê hương tôi; trình diễn và trải nghiệm làm gốm Chăm và dệt thổ cẩm; trình diễn các loại nhạc cụ dân tộc như: đàn Chapi, trống Ghi năng, khèn bầu, mả la, múa Chăm.

Bên cạnh đó, sự kiện còn có 50 gian hàng trưng bày, giới thiệu về nét đẹp văn hóa, du lịch; các điểm đến, danh lam thắng cảnh rất đặc sắc, khác biệt; sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc thù, đặc sản của các địa phương và các món ẩm thực đặc sắc của tỉnh Ninh Thuận.

Cùng với đó, du khách sẽ được chứng kiến bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làm gốm, dệt thổ cẩm trình diễn chế tác sản phẩm truyền thống; được thưởng thức tiếng đàn Chapi, tiếng đàn đá, điệu múa Chăm uyển chuyển dịu dàng, tiếng trống Ghi năng ngất ngày lòng người, tiếng khèn bầu và tiếng mả la vang dội núi rừng.

“Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024” là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho sự hợp tác giữa tỉnh Ninh Thuận với thành phố Đà Nẵng trên lĩnh vực văn hóa và du lịch; là dịp để quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc thù và ẩm thực của tỉnh Ninh Thuận đến với Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Nơi đất hội tụ những giá trị khác biệt

Ninh Thuận là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế; có văn hóa, sản vật và tài nguyên thiên nhiên độc đáo, khác biệt để phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bền vững.

Cùng với đó, tỉnh nằm trên giao điểm của các trục giao thông quốc gia; có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam; có bờ biển dài và đẹp với hơn 105km với những bãi biển có phong cảnh đẹp hoang sơ, hệ sinh thái biển đa dạng cùng thời tiết nắng ấm quanh năm; có tuyến đường ven biển rất đẹp và thuận lợi trong việc kết nối các điểm đến thuộc dải ven biển tỉnh Ninh Thuận.

Đồng thời, Ninh Thuận là tỉnh có bức tranh văn hóa nhiều màu sắc với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất độc đáo như: Nghệ thuật văn hóa Chăm với những làn điệu dân ca, điệu múa Chăm, các nghề truyền thống, những phong tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm điển hình như: Lễ hội Katê; dệt thổ cẩm thủ công Mỹ nghiệp; làng nghề gốm Chăm Bàu Trúc cổ xưa nhất Đông Nam Á; tháp Pô Klông Garai và tháp Hòa Lai được công nhận là di tích cấp Quốc gia đặc biệt.

Đặc biệt, ngày 29.11.2022, Tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Sự kiện này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là 1 trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trong năm 2022.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng; có hệ sinh thái biển, rừng, rạn san hô đa dạng phong phú với cảnh vật thiên nhiên hoang dã, thơ mộng và nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Toàn tỉnh có 239 di tích, di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê. Trong đó, 74 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp: 2 Danh mục di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; 2 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di sản cấp quốc gia và 52 di tích, di sản văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, bao gồm di tích lịch sử cách mạng, đình, đền, lăng miếu.

Ninh Thuận còn có 2 vườn quốc gia là Phước Bình và Núi Chúa còn mang đậm nét rừng nguyên sinh với hệ sinh thái thực vật đa dạng và phong phú, trong đó Núi Chúa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Thêm vào đó, vịnh Vĩnh Hy của Ninh Thuận cũng được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia, là một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam.

Với khí hậu nắng ấm quanh năm cũng là một lợi thế tự nhiên giúp Ninh Thuận phát triển những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và trở thành đặc sản của địa phương như: măng tây xanh, táo, tỏi, dê, cừu; đặc biệt cây Nho vàcác sản phẩm từ nho phát triển, đưa Ninh Thuận trở thành “thủ phủ” của cây nho cả nước.

Định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nhằm phát triển du lịch theo hướng toàn diện, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành du lịch Ninh Thuận đã có những định hướng phát triển cụ thể cho giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030. Trong đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, ngành du lịch Ninh Thuận cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu thu hút 3,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt khoảng 2.900 tỷ đồng, đóng góp 13% GRDP; đến năm 2030, ngành du lịch NinhThuận thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút 6 triệu lượt khách, đóng góp 15% GRDP. Riêng trong năm 2024, phấn đấu đạt mục tiêu đón 3,2 triệu lượt khách.

Theo đó, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm sản phẩm chính bao gồm: 4 sản phẩm đặc thù, 4 sản phẩm mới lạ, 4 sản phẩm bổ trợ.

Nhóm sản phẩm đặc thù như: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển, du lịch văn hoá di sản Chăm, du lịch Nông nghiệp công nghệ cao, Du lịch sinh thái gắn với khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa.Nhóm sản phẩm mới lạ: du lịch khám phá và vui chơi giải trí Cát - Muối, du lịch săn bắn hoang dã, du lịch trải nghiệm đường sắt, du lịch điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ. Nhóm sản phẩm bổ trợ: du lịch cộng đồng, du lịch vui chơi giải trí và ẩm thực, du lịch tham quan sản xuất năng lượng tái tạo; thương mại du lịch.

Nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường để thu hút đầu tư vào Ninh Thuận, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi về đất đai, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký đầu tư kinh doanh tại Ninh Thuận. Tỉnh cũng quan tâm chú trọng công tác lập quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.