Quan tâm vấn đề dinh dưỡng - Tránh gánh nặng kép về sức khoẻ

Theo nghiên cứu gần đây của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, có ít nhất 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực; còn theo khảo sát của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới.

Ngày 5.1.2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 02/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, nhằm thực hiện dinh dưỡng hợp lý, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, và trí tuệ của người Việt Nam. Quyết định này một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với vấn đề này với các mục tiêu cụ thể.

Chẳng hạn, tỷ lệ trẻ 6 – 23 tháng có chế độ ăn đúng, đủ đạt 65% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030; tỷ lệ thừa cân béo phì được kiểm soát; trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10% (khu vực thành phố ở mức dưới 11% và khu vực nông thôn ở mức dưới 7%); trẻ 5 – 18 tuổi ở mức dưới 19% (khu vực thành phố ở mức dưới 27% và khu vực nông thôn ở mức dưới 13%); người trưởng thành 19 – 64 tuổi ở mức dưới 20% (khu vực thành phố ở mức dưới 23% và khu vực nông thôn ở mức dưới 17%) vào năm 2025 và duy trì ở mức đó đến năm 2030.

3.jpeg -0
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý là sự chung tay của các nhà sản xuất

Theo nghiên cứu gần đây của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, có ít nhất 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực; còn theo khảo sát của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, người dân hạn chế vận động và bị mất cân bằng dinh dưỡng. Hiện, Việt Nam có tỉ lệ thừa cân béo phì chung toàn quốc khá thấp so với thế giới và khu vực. Tuy nhiên, đáng lo ngại là gánh nặng về mất cân bằng, một bên là suy dinh dưỡng ở khu vực nông thôn và một bên là thừa cân béo phì ở khu vực thành thị. 

Chia sẻ tại tọa đàm "Dinh dưỡng và những biện pháp can thiệp hiệu quả" do Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam và Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam tổ chức, PGS.TS Phạm Ngọc Khái, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ em tại Việt Nam giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 11,5% năm 2020. Nhưng tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì lại tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020.

Thừa cân béo phì là căn bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể chất; khẩu phần dư thừa chất bột tinh chế, quen sử dụng thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường, nhiều chất béo, muối, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, và một số các nguyên nhân khác như di truyền, rối loạn nội tiết và chuyển hóa… Trong khi đó, suy dinh dưỡng thường là hậu quả của bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.

Điều đáng quan tâm hơn, tình trạng thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Thậm chí, có những em bé nhẹ cân, thấp còi ngay trong bụng mẹ. Tỉ lệ trẻ em sơ sinh trên 3.500 gam cũng đang tăng lên, cùng với đó là không ít bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ... Tất cả các yếu tố đó đều gây ảnh hưởng đến ngày sinh đầu đời của trẻ em, sau đó là các bệnh mãn tính không lây nhiễm đeo bám suốt cuộc đời.

Tất cả là một thách thức không nhỏ đối với việc hiện thực hoá các mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 02/QĐ-TTg. Từ thực tế này, Chủ tịch Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng, GS.TS. Phan Thị Kim, chia sẻ, thừa cân béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do mất cân bằng dinh dưỡng và lười vận động. Do đó, để cải thiện được vấn đề tầm vóc, dinh dưỡng cho người dân cần có các giải pháp tổng thể, ở các khía cạnh. Chẳng hạn, về dinh dưỡng, cần tập trung vào các giải pháp cung cấp chế độ ăn hợp lý, cân đối giữa các nhóm thực phẩm; về lối sống, cần tăng cường hoạt động thể chất, vận động… Trong các giải pháp này không thể thiếu sự chung tay của các nhà sản xuất, cũng như việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, khi người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với chế độ dinh dưỡng sẽ giảm tải cho nền kinh tế - xã hội nói chung.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.