![]() |
Ảnh: Lan Chi |
Giải thích cho kiến nghị này, đại biểu Thúy khẳng định, khi một ĐBQH thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, cho dù đó là trong công tác xây dựng pháp luật hay trong giám sát cũng như quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đều phải căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật để xử lý.
Bà Thúy cũng cho biết, trong khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước không thể tránh khỏi các ý kiến khác nhau giữa Chính phủ và các cơ quan của QH. Tuy nhiên, đây không thể coi là những mâu thuẫn giữa Chính phủ và các cơ quan của QH mà đơn giản đây chỉ là ý kiến khác nhau do nhận thức khác nhau của những cơ quan có chức năng khác nhau. Quan trọng là khi có những vấn đề đó, QH cũng đã thảo luận sôi nổi dựa vào lòng dân, dựa vào Hiến pháp, và pháp luật.
Nhìn nhận về việc có ý kiến khác nhau giữa Chính phủ và các cơ quan của QH cũng khác nhau. Có ý kiến cho rằng như vậy là hoàn toàn bình thường, lành mạnh, dân chủ và đúng pháp luật, nhưng cũng có ý kiến lo lắng có hiện tượng đó là không bình thường dễ dẫn dến chệch hướng và làm như vậy vài trò lãnh đạo của Đảng là không rõ ràng.
Tuy nhiên, theo đại biểu Thúy, nhận thức khác nhau là một điều rất dễ thấy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, và nhận thức khác nhau là vấn đề hết sức tự nhiên diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Điều đáng nói ở đây là chân lý muôn đời của khảo sát, của tranh luận và trải qua thực tiễn của cuộc sống thì càng ngày sẽ càng được sáng tỏ.
Vậy, vấn đề giải quyết ở đây là khi chúng ta nhận thức cụ thể còn khác nhau như thế thì dựa vào đâu, dựa vào nguyên tắc nào, dựa vào tiêu chí gì để tranh luận, để làm sáng tỏ để đi tới thống nhất?
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy đã nêu ra 3 bài học kinh nghiệm, trong đó đã có hai nằm ở trong 8 bài học kinh nghiệm. Một là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Thứ hai là lòng dân là gốc và một nguyên tắc thứ ba đại biểu Thúy muốn bổ sung là nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
Phân tích về ba bài học kinh nghiệm nhằm giúp QH khóa sau làm tốt công tác quản lý các vấn đề khi còn có ý kiến khác nhau lớn giữa Chính phủ và QH, bà Thúy cho biết, trước hết là Bài học về nguyên tắc lãnh đạo của Đảng được thể hiện rất rõ ràng. Khi nói đến sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã căn cứ vào tinh thần của Hiến pháp được khẳng định tại Điều 4, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội và đây vừa là chức năng hiến định nhưng đồng thời đây cũng chính là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Các ĐBQH là đảng viên cũng đã chấp hành chủ trương đường lối, đồng thời thực sự lắng nghe, cũng đã đề nghị Đảng tiếp thu những vấn đề hợp lý của ĐBQH, của cử tri để hoàn thiện chủ trương lãnh đạo ban đầu của Đảng, bảo đảm được chủ trương lãnh đạo của Đảng phải hợp với lòng dân và đúng với nguyên tắc pháp luật là tối thượng.
Hai là, Nguyên tắc pháp luật là tối thượng cũng đã được các văn kiện của Đảng đã khẳng định. Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, mà Hiến pháp và pháp luật cũng chính là chủ trương của Đảng được luật hóa. Cho nên tất cả các ĐBQH đều phải căn cứ và Hiến pháp và pháp luật để xử lý vấn đề khi có ý kiến khác nhau.
Thứ ba, phải căn cứ vào nguyên tắc lòng dân là gốc, bởi ĐBQH là người đại diện cho ý chí nguyện vọng, là cầu nối giữa cử tri và QH. Đây chính là phạm trù vĩnh viễn, vì lòng dân chính là điểm xuất phát cũng chính là điểm cuối cùng, cho nên nguyên tắc ở đây là Lòng dân ý đảng và pháp luật phải thống nhất.
QH dựa vào ý chí và nguyện vọng của nhân dân để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên để xử lý những vấn đề khi còn có những vấn đề còn ý kiến khác nhau sẽ giúp cho QH hoạt động thực chất hơn và làm đúng chức năng của mình hơn.
Hai bài học kinh nghiệm - Quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, thực hiện sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân là nhân tố quyết định để QH hoàn thành tốt trọng trách mà Nhân dân ủy thác. Thông qua các hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, QH đã thể chế hóa kịp thời Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết của Đảng, sớm đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của QH đã tạo không khí dân chủ, cởi mở, phát huy trí tuệ đại biểu, nâng cao hiệu quả hoạt động QH. - Quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, gần dân, hiểu dân, lắng nghe dân, phục vụ dân là yêu cầu hoạt động của QH, các cơ quan của QH và từng ĐBQH. Gắn bó chặt chẽ, mật thiết với cử tri và Nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân góp phần tạo ra sức mạnh cho QH, bảo đảm để QH bám sát sự vận động của đời sống kinh tế - xã hội, có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, sát thực tiễn, hợp lòng dân. |