Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm việc với Thường trực Ủy ban Tư pháp

Sáng 19.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Tư pháp về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và một số nội dung khác theo chương trình công tác năm 2024.

Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp và các cán bộ, chuyên viên Vụ Tư pháp, Thư ký Phó Chủ tịch Quốc hội.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội đã thảo luận sôi nổi, trách nhiệm tại tổ và hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) với 161 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu (trong đó có 119 ý kiến phát biểu tại Tổ; 17 ý kiến phát biểu, 14 ý kiến tranh luận tại Hội trường, 11 đại biểu Quốc hội gửi ý kiến bằng văn bản sau phiên họp). 

Theo đó, đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cho rằng, dự thảo Luật phù hợp, đáp ứng yêu cầu về tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị và cải cách tư pháp, phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn; đã quán triệt tinh thần và thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương. 

Các đại biểu Quốc hội cũng đã thảo luận nhiều về phạm vi điều chỉnh, về nội dung Tòa án thực hiện quyền tư pháp; nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án; Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử; tổ chức bộ máy của các Tòa án; các nội dung về Thẩm phán Tòa án nhân dân…

Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến một số cơ quan, tổ chức liên quan để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn; tổ chức các cuộc tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật.

Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết, dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có nhiều chính sách, quy định mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân liên quan đến tổ chức và hoạt động của một số cơ quan như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, liên quan đến nhiều quy định của luật khác, trong đó có luật tổ chức của các cơ quan và các luật tố tụng.

Do đó, Thường trực Ủy ban xác định một số nguyên tắc làm cơ sở của việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật như: Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết 27-NQ/TW về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; tiếp thu tối đa các ý kiến hợp lý của các đại biểu Quốc hội, ý kiến góp ý hợp lý của các cơ quan, tổ chức; nghiên cứu để đưa vào dự thảo Luật những nội dung đã chín, đã rõ được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao. 

Cơ bản tán thành với các nguyên tắc trong tiếp thu, giải trình dự án Luật của Thường trực Ủy ban Tư pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh yêu cầu tất cả các ý kiến đại biểu Quốc hội phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình một cách đầy đủ; ý kiến nào không tiếp thu phải có giải trình thuyết phục.

Tại cuộc làm việc, Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng đã có báo cáo, trao đổi về các nội dung cụ thể của dự án Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Thường trực Ủy ban Tư pháp, trên cơ sở các ý kiến trao đổi tại cuộc làm việc, tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, nêu vấn đề đích đáng, giải quyết vấn đề một cách triệt để, lập luận chặt chẽ để hoàn thiện dự thảo báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, phải thể hiện rõ quan điểm của Thường trực Ủy ban đối với mỗi nội dung và có kiến nghị cụ thể đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, tiếp tục làm việc với các cơ quan hữu quan để cùng trao đổi, làm rõ, đi đến thống nhất, đồng thuận cao đối với các nội dung còn ý kiến khác nhau. 

Cũng tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã nghe báo cáo về việc thẩm tra Tờ trình của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao về giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân. Đây là nội dung sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định tại phiên họp thứ 30 (tháng 2.2024) tới. 

Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng đã có báo cáo tiến độ của dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng và việc triển khai các nhiệm vụ được giao theo chương trình công tác của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27.11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Chiều 27.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 với 453/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,57% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, với 446/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quang cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Hội thảo về đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo “Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Một số vấn đề lý luận và kiến nghị”.

Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, với 449/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,74% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc; Ủy ban Pháp luật tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 29; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp Đoàn đại biểu Liên bang Nga; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thuý tiếp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cách mạng Thể chế Mexico.

Quang cảnh cuộc gặp
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội

Chiều 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Pháp Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội và Nhóm NSHN Việt Nam - Pháp, Phân ban Việt Nam trong APF.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, với 455/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi), với 450/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.