Phát triển kỹ năng nghề, nâng vị thế lao động nông thôn

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), có tới 78% lao động chưa qua đào tạo thuộc vùng nông thôn. Năng suất và thu nhập của lao động nông thôn đang trở thành một rào cản lớn trong phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội, vì vậy, cần sớm có giải pháp rút ngắn khoảng cách về thu nhập của lao động giữa các vùng.

Còn nhiều lao động nông thôn chưa qua đào tạo

Một trong những chỉ tiêu được đưa ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 70% vào năm 2025. Tuy nhiên, chỉ tiêu này dự báo sẽ khó đạt khi tỷ lệ lao động qua đào tạo trong những năm gần đây rất khiêm tốn; trong đó năm 2021 là 26,1% và 2022 đạt 26,2%, năm 2023 đạt mức 27,0% và quý I.2024 là 27,8%. Như vậy, mỗi năm tỷ lệ này chỉ tăng 1 - 2%, khả năng đến năm 2025 vẫn thấp xa so với mục tiêu 70%.

Những sản phẩm nông nghiệp giá trị cao mang lại cuộc sống ẩm no cho lao động nông thôn (ảnh: Vân Khánh)
Những sản phẩm nông nghiệp giá trị cao mang lại cuộc sống ấm no cho lao động nông thôn. Ảnh: Vân Khánh

Theo Tổng cục Thống kê, cả nước vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Lao động chưa qua đào tạo chủ yếu làm công việc tự sản tự tiêu trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Trong quý I.2024, số lao động làm công việc tự sản tự tiêu là 3,9 triệu người; tăng 492,4 nghìn người so với quý IV.2023. Số lao động làm công việc tự sản tự tiêu tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, với tỷ lệ 86,6% trong tổng số 37,8 triệu người chưa qua đào tạo nghề.

Không chỉ đối diện tương lai khó có việc làm ổn định khi mà ngành nông nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất, lao động chưa qua đào tạo đang và sẽ là lực lượng lao động thu nhập thấp nhất. Theo Tổng cục Thống kê, quý I.2024, thu nhập bình quân của lao động khu vực nông thôn chỉ đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng (khu vực thành thị là 9,3 triệu đồng/người/tháng).

Đáng chú ý hơn, ở những vùng kinh tế - xã hội có nhiều lao động chưa qua đào tạo, có đông đồng bào DTTS, thì thu nhập bình quân của lao động thấp hơn rất nhiều so với các vùng khác. Trong khi ở vùng đồng bằng sông Hồng, thu nhập bình quân của lao động trong quý I.2024 đạt 8,9 triệu đồng/người/tháng; khu vực Đông Nam bộ đạt 9,5 triệu đồng/người/tháng thì vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ đạt 5,7 triệu đồng/người/tháng; Tây Nguyên đạt 5,6 triệu đồng/người/tháng; đồng bằng sông Cửu Long đạt 6,9 triệu đồng/người/tháng...

Nhiều chính sách hỗ trợ lao động nông thôn

Để cải thiện năng suất lao động và nâng cao thu nhập của lao động nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 11.5.2024. Theo đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tạo điều kiện, khuyến khích nông dân, lao động nông thôn học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; mở rộng hoạt động tư vấn về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Song song với việc tổ chức đào tạo, cần đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức tốt hoạt động cung ứng trang thiết bị, vật tư nông nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đầu tư cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến. Đồng thời, phát triển sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; nghiên cứu xây dựng cơ chế để Hội Nông dân tham gia cung cấp một số dịch vụ công hỗ trợ cho hội viên, nông dân.

Mặt khác, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân; nghiên cứu, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình Hội Nông dân tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh để đề xuất triển khai các giải pháp phù hợp theo quy định...

Để thực hiện Nghị định mà Chính phủ ban hành, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cụ thể hóa trong dự thảo Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030. Dự thảo Đề án nhấn mạnh, mục tiêu của việc đổi mới là nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông; gắn đào tạo với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước xây dựng giai cấp nông dân tiên tiến, hiện đại.

Dự thảo Đề án đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, trung bình mỗi năm có khoảng từ 1 - 1,2 triệu lao động nông thôn được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác (trong đó, đào tạo phi nông nghiệp chiếm khoảng 70%; đào tạo nghề nông nghiệp chiếm khoảng 30%); giai đoạn 2026 - 2030 tăng quy mô đào tạo, trung bình mỗi năm đào tạo cho khoảng 1,2 - 1,5 triệu lượt lao động nông thôn (trong đó, đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm khoảng 75%, đào tạo nghề nông nghiệp chiếm khoảng 25%).

Tuy nhiên, Đề án này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để trình Chính phủ. Hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang được triển khai trong các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, đề án khác có liên quan.

Tham mưu cho ngành lao động nước nhà, để tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, theo chuyên gia đào tạo nghề - TS. Phan Chính Thức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cần phát triển hệ thống đào tạo nghề theo hướng mở cả về thời gian, địa điểm, mở phương pháp, mở nguồn lực... Đồng thời "mở" ở tất cả trình độ, không chỉ đào tạo ở cấp sơ cấp, trung cấp mà cần phải nâng lên cả cấp cao đẳng.

Với lao động người DTTS, ông Thức cho rằng, cần tăng nguồn từ ngân sách nhà nước, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; ưu tiên các nguồn vốn từ các dự án ODA của nước ngoài. Đặc biệt, chính sách đào tạo gắn với việc làm tại chỗ, với khởi nghiệp, tạo sinh kế và xóa đói giảm nghèo; lựa chọn phương thức đào tạo linh hoạt và các mô hình đào tạo phù hợp với đặc thù của lao động người DTTS.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.