Phát triển bền vững - nhìn từ Bình Định, Quảng Ngãi

Những ngày cuối năm 2012, Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác của QH đã về thăm và làm việc tại hai tỉnh duyên hải miền Trung là Bình Định và Quảng Ngãi. Với những ai chưa một lần đặt chân đến mảnh đất này, có lẽ sẽ khó hình dung được một Bình Định năng động, mến khách, một Quảng Ngãi với những chỉ số phát triển đẹp, hiện đại và đáng mơ ước đối với nhiều địa phương khác trong cả nước. Với các thành viên trong Đoàn công tác của QH, thực tế phát triển KT-XH tại Bình Định và Quảng Ngãi còn gợi mở khá nhiều vấn đề về sự phát triển bền vững của địa phương nói riêng và sự phát triển bền vững của đất nước nói chung…

Từ bức tranh tổng thể phát triển KT-XH nhiều điểm sáng...

Có lẽ, chưa có năm nào, nền kinh tế trong nước phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như năm 2012. Và Bình Định, Quảng Ngãi cũng không phải là ngoại lệ. Báo cáo với Phó chủ tịch QH và Đoàn công tác của QH, Phó bí thư Tỉnh ủy Lê Hữu Lộc cho biết, thách thức, khó khăn của tỉnh trong thời gian vừa qua rất lớn: sản xuất công nghiệp bị giảm sút; thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, cũng như tại nhiều địa phương khác, các nhà đầu tư đăng ký nhiều nhưng việc triển khai thực hiện các dự án rất ít, hoặc nếu có triển khai được thì phần nhiều đều rơi vào tình trạng phải giãn tiến độ thực hiện. Với xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, hầu hết các doanh nghiệp của Bình Định có quy mô vừa và nhỏ, mà thực chất chỉ là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh doanh kém. Hệ lụy từ việc thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát trên bình diện cả nước là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp của Bình Định. Kết quả là, phần lớn các doanh nghiệp này đều rơi vào tình trạng khó khăn, hoạt động cầm chừng hoặc phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc phải chuyển đổi sang lĩnh vực khác. Còn tại Quảng Ngãi, mặc dù có khá nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp với Khu Kinh tế Dung Quất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất – nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta, nhưng trước những khó khăn của năm 2012, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng bị tác động khá lớn.

Khó khăn, thách thức là vậy, nhưng điều ấn tượng là: bức tranh kinh tế – xã hội tổng thể của Bình Định và Quảng Ngãi có nhiều điểm sáng rất đáng ghi nhận, thậm chí là những điểm sáng khá bất ngờ với không ít thành viên Đoàn công tác khi hình dung về các địa phương vùng duyên hải miền Trung.

Điểm sáng đầu tiên là các chỉ tiêu phát triển KT-XH chủ yếu vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Với số thu ngân sách trên địa bàn vượt dự toán 12,7%, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, thu nội địa vượt 7,8% dự toán, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2011, Bình Định không nằm trong nhóm 24 địa phương trong cả nước không hoàn thành kế hoạch thu ngân sách. Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, đây là kết quả rất đáng mừng không chỉ đối với riêng Bình Định. Thực hiện vượt kế hoạch dự toán thu cũng có nghĩa là những nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định đã mang lại kết quả thiết thực, có nguồn thu để xử lý các nhiệm vụ thuộc phạm vi của ngân sách địa phương mà không bị thiếu hụt, không cần đến sự bù đắp của ngân sách Trung ương và cái được không thể cân đo, đong đếm được nhưng lại có ý nghĩa động viên rất lớn đó là, Bình Định sẽ bước vào năm 2013 – một năm dự báo sẽ còn nhiều thách thức, khó khăn với một tâm thế chủ động. Quảng Ngãi lại gây ấn tượng với các thành viên trong Đoàn công tác bởi các chỉ số phát triển khá đẹp và khá hiện đại so với điều kiện còn nhiều khó khăn của một tỉnh miền Trung: là 1 trong 10 tỉnh có nguồn thu lớn nhất của cả nước, 1 trong 13 tỉnh có điều tiết ngân sách về Trung ương và trong bối cảnh khó khăn của năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế, không tính sản phẩm lọc hóa dầu vẫn ước đạt 10,7%, gần gấp đôi GDP của cả nước; đặc biệt là GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 1.726USD/người/năm, vượt kế hoạch 32USD/người/năm; cơ cấu công nghiệp, xây dựng – dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản lần lượt là 60,9% - 21,7% và 17,4%...; trong đó có nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng khá so với năm 2011 như: giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, sản lượng lương thực, sản lượng khai thác thủy sản và đa số các sản phẩm công nghiệp địa phương đều tăng khá, công tác thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả khả quan... Đã từng là Bí thư Tỉnh ủy một tỉnh đồng bằng Bắc bộ vốn được xem là có nhiều lợi thế phát triển hơn so với các tỉnh duyên hải miền Trung, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân không khỏi bất ngờ và cho rằng, các chỉ số phát triển KT-XH của Quảng Ngãi là điều đáng mơ ước đối với nhiều địa phương khác trong cả nước.

Điểm sáng thứ hai là, các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn của cả hai tỉnh được thực hiện tốt hơn so với năm trước. Bình Định có 3 huyện nghèo, Quảng Ngãi có 6 huyện nghèo miền núi thuộc diện 30a và 25 xã bãi ngang. Trong bối cảnh khó ngược khó xuôi với vô vàn nhiệm vụ cấp bách phải giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thì Bình Định và Quảng Ngãi vẫn không quên, thậm chí còn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để chăm lo tốt hơn cho người dân, đặc biệt là người nghèo, các đối tượng chính sách. Tại Bình Định, hơn 1 nghìn căn nhà đã được xây dựng cho hộ nghèo; đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 3 huyện nghèo được đẩy mạnh thực hiện; 22.585 lao động đã được tạo việc làm mới, có thu nhập, ổn định cuộc sống; ngân sách địa phương đã chi hỗ trợ bù giá điện cho 52.883 hộ nghèo; 142.187 người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế để không còn nơm nớp nỗi lo tiền ở đâu mỗi lần phải khám, chữa bệnh và hơn 221 nghìn học sinh, sinh viên con hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đã được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác; các chính sách ưu đãi về chăm sóc y tế, giáo dục đào tạo, cải thiện nhà ở cho người có công, quy tập hài cốt liệt sỹ, tu bổ nghĩa trang, vận động cộng đồng tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đều được thực hiện kịp thời và mang lại những kết quả tích cực. Quảng Ngãi cũng đã tạo việc làm mới cho gần 36 nghìn lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,3% so với năm 2011, trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi giảm 6,6%. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, Quảng Ngãi đã kịp thời phân bổ kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: chi 23,7 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; 175,6 tỷ đồng mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; 163,7 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; 179 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. 45,3 tỷ đồng bù miễn thu thủy lợi phí; 161,35 tỷ đồng thực hiện chính sách nhà ở... Với đặc thù là tỉnh có 6 huyện nghèo miền núi, Quảng Ngãi đã hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo và cấp một số mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Hợp phần nâng cao năng lực thuộc Chương trình Hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn, chương trình di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ...

Nhờ đó mà trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đời sống của người dân tại Bình Định, Quảng Ngãi vẫn được bảo đảm ổn định. Nhờ đó mà an dân. Thực tiễn tại Bình Định và Quảng Ngãi một lần nữa đã cho thấy chủ trương và chính sách hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước: lấy dân làm gốc, dù khó khăn đến mấy, vẫn phải ưu tiên bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, mọi thành quả kinh tế đều phục vụ nhân dân, vì nhân dân.

...đến phát triển bền vững – con đường còn lắm gian nan

Thực tiễn phát triển tại Bình Định và Quảng Ngãi cũng đang đặt ra rất nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Các thành quả kinh tế và thành quả bảo đảm an sinh xã hội trên đây của Bình Định và Quảng Ngãi là đáng ghi nhận song cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, các thành quả này đều đang đứng trước nguy cơ không bền vững. Đơn cử như thành quả về kinh tế, mặc dù nguồn thu ngân sách năm 2012 vẫn đạt và vượt kế hoạch song, nếu phân tích kỹ cơ cấu nguồn thu thì ngân sách của Bình Định chủ yếu là do nguồn thu từ đất mang lại, thực thu nội địa, thu từ sản xuất, kinh doanh không đạt kế hoạch đề ra. Hay với Quảng Ngãi, nguồn thu chủ yếu dựa vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất nên khi nhà máy này bị hắt hơi, xổ mũi thì mọi nguồn thu đều bị ảnh hưởng, từ đó tác động đến việc thực hiện các nhiệm vụ KT - XH của địa phương. Thực tế, năm 2012, nếu Nhà máy lọc dầu Dung Quất không tạm dừng sản xuất 68 ngày để kiểm tra kỹ thuật thì sản phẩm lọc hóa dầu sẽ đạt kế hoạch đề ra là 6 triệu tấn/năm, không chỉ đóng góp tích cực cho GDP của địa phương mà còn cho cả nước. Nội lực kinh tế còn yếu, các nguồn thu ngân sách thiếu bền vững cũng sẽ tác động trực tiếp đến việc duy trì và bảo vệ các thành quả về mặt xã hội. Thực tế, trong năm 2012, Quảng Ngãi có đến 9/18 chỉ tiêu xã hội không hoàn thành kế hoạch đề ra. Theo Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững của từng tỉnh. Vì thế, mặc dù Bình Định, Quảng Ngãi đã triển khai rất kịp thời các nội dung của Nghị quyết về KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 vừa được QH thông qua tại Kỳ họp thứ Tư vào tình hình cụ thể của địa phương, song, Phó chủ tịch QH cũng lưu ý: cần tiếp tục chủ động rà soát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển KT-XH; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH theo hướng bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với các mục tiêu xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Phó chủ tịch QH cũng yêu cầu: Đoàn ĐBQH và HĐND các tỉnh cần giám sát việc thực hiện các quy hoạch phát triển KT-XH cũng như việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch này để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.

Ở góc độ khác, với xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, muốn bảo vệ các thành quả xã hội, muốn phát triển bền vững thì kinh tế phải đi trước một bước. Và muốn phát triển kinh tế thì dứt khoát phải có động lực, phải xác định rõ các lợi thế so sánh của địa phương này với địa phương liền kề và với các địa phương khác trong khu vực. Cụ thể ở đây là động lực phát triển kinh tế của Bình Định là gì? Động lực phát triển kinh tế của Quảng Ngãi là gì? Bình Định và Quảng Ngãi có lợi thế so sánh gì với nhau và có lợi thế so sánh gì với các địa phương còn lại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?... Phải trả lời rất sáng rõ các câu hỏi này thì mới có thể thiết kế được các chính sách phát triển vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tỉnh vừa có tác dụng thúc đẩy các tỉnh lân cận, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như đối với nền kinh tế quốc gia. Phải định vị được vai trò, vị thế của Bình Định và Quảng Ngãi trong nền kinh tế quốc gia như thế nào? Trên cơ sở đó, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để vừa phát triển cho địa phương mình vừa hỗ trợ, thúc đẩy và bổ khuyết cho các địa phương khác với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế quốc gia chứ không phải là một nền kinh tế địa phương độc lập, cạnh tranh với các địa phương khác.

Tuy nhiên, chỉ riêng Bình Định và Quảng Ngãi có lẽ rất khó làm được điều này. Có thể, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương, lắng nghe ý kiến của các địa phương và có giải pháp cho các địa phương như đề xuất của Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu.

Chỉ có thiết kế chính sách ở tầm vĩ mô mới có thể chấm dứt được tình trạng tỉnh nào cũng có mô hình phát triển na ná nhau, cạnh tranh lẫn nhau như vừa qua... Và vì thế, năm 2013 không chỉ toàn khó khăn, thách thức. Một cơ hội lớn cũng đang mở ra cho việc đặt nền tảng phát triển bền vững của từng địa phương cũng như của đất nước với việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng...  

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…