TP. Hồ Chí Minh:

Phát động chiến dịch truyền thông kết hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định tốc độ

Ban An toàn giao thông TP. Hồ Chí Minh vừa phát động chiến dịch truyền thông kết hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định tốc độ năm 2023.

TP. Hồ Chí Minh: Truyền thông kết hợp cưỡng chế “Hãy tuân thủ tốc độ quy định” -0
Hội nghị phát động Chiến dịch truyền thông kết hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định tốc độ tại TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Ban An toàn giao thông (ATGT) TP. Hồ Chí Minh cho biết, theo số số liệu được các tổ chức, chuyên gia nghiên cứu về an toàn giao thông công bố tại các hội thảo quốc tế, lái xe vượt quá 5% tốc độ quy định làm tăng 10% tỉ lệ tai nạn, và 20% tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông. Người đi bộ có khả năng tử vong đến 80% nếu bị xe ô tô va chạm ở tốc độ 50km/h; Người đi bộ có đến 90% cơ hội sống sót nếu bị xe ô tô va chạm ở tốc độ 30km/h trở xuống.

Theo Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Lợi, các số liệu đã nói lên sự cần thiết và ý nghĩa của công tác tuyên truyền, cưỡng chế nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, đối với việc lái xe phải cẩn trọng và không được vượt quá tốc độ quy định.

Chiến dịch truyền thông kết hợp cưỡng chế “Hãy tuân thủ tốc độ quy định” được phát động nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền nhằm góp phần làm thay đổi hành vi của người tham gia giao thông chấp hành nghiêm quy định về tốc độ, góp phần xây dựng “Văn hóa giao thông” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, gắn với chủ đề Năm an toàn giao thông 2023 “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.

Đồng thời, kết hợp công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT và công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả của chiến dịch. Cùng với đó, tổ chức hoạt động rộng khắp từ các sở-ban-ngành, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đến các địa phương, bảo đảm thiết thực và hiệu quả, tạo sự quan tâm, đồng thuận và nghiêm túc thực hiện đúng quy định pháp luật khi người tham gia giao thông.

Thông điệp chính của Chiến dịch là “Hãy tuân thủ tốc độ quy định” được thể hiện thông qua video truyền thông mang tên “Người mẹ”.

Ngày sau Hội nghị phát động, từ tháng 6 đến tháng 8.2023, video clip tuyên truyền với thông điệp “Hãy tuân thủ tốc độ quy định” sẽ được phát sóng trên Đài truyền hình Thành phố (HTV), các nền tảng mạng xã hội Youtube, Facebook trên Fanpage “Lái xe an toàn” (Ban An toàn giao thông TP. Hồ Chí Minh) và phát thanh trên kênh Giao thông đô thị - Đài tiếng nói nhân dân Thành phố (VOH).

Cùng với đó, phổ biến video clip tại các sở, ngành, đoàn thể, Ban ATGT địa phương và các đơn vị vận tải hành khách, các bến xe khách đầu mối, các bệnh viện, trường học, khu ký túc xá sinh viên, khu nhà trọ của công nhân... để phát trên các phương tiện, màn hình sẵn có của đơn vị, địa phương. Ban ATGT TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức sự kiện với chủ đề “Sang đường an toàn” tại một trong các trường tiểu học tham gia dự án “Trường học an toàn”.

Công tác cưỡng chế do lực lượng Cảnh sát giao thông Thành phố và các quận, huyện, TP Thủ Đức được xây dựng kế hoạch và thực hiện từ 1.7 - 31.8.

Địa phương

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm
Địa phương

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Khánh Hòa vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc rà soát các khu đất trống để khai thác bãi đậu xe tạm tại những khu đô thị trên địa bàn TP. Nha Trang. Theo đó, UBND TP. Nha Trang và Sở GTVT đã đề xuất lấy 22 khu đất trống để làm bãi đậu xe tạm có thời hạn.

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân
Hoạt động chính quyền

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân

Đánh giá về việc giải quyết, xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, tại hội nghị thứ 17 của Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã đánh giá, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị đã từng bước được quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở.

Điện lực miền Nam đưa vào vận hành nhiều công trình trọng điểm
Địa phương

Điện lực miền Nam đưa vào vận hành nhiều công trình trọng điểm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã khởi công được 25 công trình lưới điện ở cấp điện áp 110 kV, đóng điện được 18 công trình. Tất cả các công trình đều nhằm mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng 17 đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão
Địa phương

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão

Sáng 27.9, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025' tổ chức giao ban quý III.2024, triển khai nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3.